Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là gì? Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân trong Tiếng anh là gì? Quy định của pháp luật về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân?
Chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người, đến đời sống sinh vật và hệ sinh thái nếu nó bị rò rỉ ra bên ngoài, vì vậy việc sản xuất, sử dụng, mua bán,.. cần được quy định một cách chặt chẽ, và chỉ cho phép một số chủ thể nhất định. Việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân được coi là tội phạm theo quy định của
1. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là gì?
Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân, gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hoá học có khả năng phát ra các chùm tia An-pha, Bê-ta, Gam-ma… Tác hại đặc trưng của chất phóng xạ là gây bệnh, phóng xạ đối với người và động vật.
Vật liệu hạt nhân là vật liệu có khả năng phân hạch bao gồm plutoni có hàm lượng đồng vị plutoni 238 không lớn hơn 80%, urani 233, urani đã làm giàu đồng vị urani 235 hoặc đồng vị urani 233, urani có thành phần đồng vị như trong tự nhiên trừ urani dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng (Theo Điều 3
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi luật định thực hiện hành vi cố ý sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân.
2. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân trong Tiếng anh là gì?
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân trong Tiếng anh là “Illegal manufacture, storage, transport, use, spreading, trading or ppropriation of radioactive substances or nuclear materials”.
3. Quy định của pháp luật về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân?
Điều 309
“1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước đối với chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người, trật tự an toàn xã hội.
Dấu hiệu khách quan của tội phạm:
Hành vi được mô tả trong Điều 309 là: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Trong đó,
Hành vi sản xuất chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, là làm mới hoàn toàn chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng.
Hành vi tàng trữ trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là cất giữ chúng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc hoặc bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc định tội.
Sử dụng trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là sử dụng không có giấy phép hoặc không được phép của người hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hành vi vận chuyển trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là hành vi đưa các chất này từ địa điểm này đến điểm khác mà không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đáp ứng các điều kiện về vận chuyển.
Phát tán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là hành vi đưa chất này ra môi trường.
Mua bán trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là các hành vi mua bán không có giấy phép hoặc không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không đòi hỏi phải có đầy đủ cả hai hành vi mua và bán mà chỉ cần có một trong hai hành vi đó người phạm tội cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là bao gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, tham ô, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt.
Hậu quả của hành vi không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người thực hiện tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là lỗi cố ý. Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng mục đích chủ yếu của tội này là vụ lợi cá nhân, lợi ích kinh tế.
Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm.
Người thực hiện hành vi phạm tội là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi do pháp luật quy định.
Hình phạt áp dụng:
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Có tổ chức: Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức, thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức). Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào quy mô tổ chức, vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án.
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới: Tính xuyên biên giới được thể hiện ở địa điểm phạm tội, vận chuyển, mua bán ra ngoài biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm:
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ ba: bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Khung hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người thực hiện tội phạm là tù chung thân.
So với Điều 236 BLHS năm 1999, Điều 309 BLHS năm 2015 có điểm mới là:
– Bổ sung đối tượng tác động của tội phạm gồm cả “vật liệu hạt nhân”.
– Bổ sung hành vi phát tán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân vào cấu thành tội phạm.
– Cụ thể hóa các tình tiết định tính (gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) tại cấu thành cơ bản hoặc cấu thành tăng nặng bằng các mức định lượng thiệt hại cụ thể về tính mạng (số lượng người chết), sức khỏe (tỷ lệ tổn thương cơ thể), tài sản (giá trị cụ thể của thiệt hại về tài sản).
– Tăng mức phạt tiền là hình phạt bổ sung tại Khoản 5 lên thành “từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng”.
Thực tế từ trước đến này, cơ quan có thẩm quyền chưa khởi tố một vụ án hình sự nào liên quan đến tội phạm này, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đó cũng hoàn toàn là tín hiệu đáng mừng cho nước ta, khi không xảy ra loại tội phạm nguy hiểm này. Quy định tại Điều 309 sẽ trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm của mình.