Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Involuntary manslaughter due to misconduct in professional practice or administrative rules) là gì? Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính? Phân biệt tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 Bộ luật Hình sự) với tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật Hình sự)?
Bên cạnh quy định về Tội vô ý làm chết người, thì
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là gì?
- 2 2. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tiếng Anh là gì?
- 3 3. Quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- 4 4. Phân biệt tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS) với tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS)
1. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là gì?
Vô ý theo Bộ luật hình sự được hiểu là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó ( theo Điều 11
Làm được hiểu là hành động, nguyên nhân trực tiếp gây ra, tạo ra một sự kiện
Chết tức là mất khả năng sống, không còn có biểu hiện của sự sống
“Quy tắc” đó chính là những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó
Nghề nghiệp được hiểu là nghề làm ăn, sinh sống. Còn hành chính: Thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lí việc chấp hành luật pháp, chính sách của nhà nước.
Từ những giải thích trên, thì tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hàng chính là hành vi do một người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự do không tuân thủ, vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà gây ra hậu quả chết người.
2. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tiếng Anh là gì?
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tiếng Anh là: “Involuntary manslaughter due to misconduct in professional practice or administrative rules”.
3. Quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
‘Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Khách thể của tội phạm
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thuộc nhóm tội xâm phạm đến tính mạng, do vậy khách thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đó chính quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Hành vi của tội phạm tác động đến con người đang sống, trong điều kiện sinh hoạt bình thường gây nên sự biến đối trạng thái của con người từ một cơ thể sống chuyển sang chấm dứt và khả năng sống. Tội vô ý làm chết người di vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và một số tội khác như tội giết người, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, tội vô ý làm chết người… có chung khách thể đều là quyền sống của con người.
Đối tượng tác động của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đó chính là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, là những người đang sống, những người đang tồn tại.
3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ. Theo đó,
Quy tắc nghề nghiệp được hiểu là những vi phạm quy tắc thuộc phạm vi một ngành, một nghề, một lĩnh vực do Nhà nước, Bộ, ngành quy định, như: quy tắc điều trị trong các bệnh viện, quy tắc an toàn khi mắc điện,.…
Quy tắc hành chính do pháp luật hành chính quy định hoặc do các cơ quan hành chính ban hành. Những quy tắc này có thể do các cơ quan hành chính Trung ương ban hành như: Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, các ngành, nhưng cũng có thể do các cơ quan hành chính ở địa phương hoặc một đơn vị sản xuất quy định.
Hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì bị xử lý về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Hậu quả của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính phạm là gây hậu quả chết người. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hành vi vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính gây ra hậu quả chết người. Khi hậu quả chết người xảy ra thì hành vi vi phạm mới cấu thành tội vô ý làm chết người.
Mối quan hệ nhận quả giữa hành vi và hậu quả chết người là dấu hiệu phải được làm rõ trong mặt khách quan của tội phạm. Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về hậu quả chết người xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với nhau.
3.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi Bộ luật Hình sự quy định. Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực có thể phải chịu trách nhiệm hình sự của một người nếu thực hiện hành vi phạm tội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và có độ tuổi phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định như sau:
:Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Từ quy định trên thì người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là người đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý. Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý.
Lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thấy trước hành của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hoặc người phạm tội do thiếu sự chú ý cần thiết nên không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.(Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
Lỗi vô ý phạm tội bao gồm hai trường hợp mà trong khoa học hình sự gọi là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả.
Lỗi vô ý vì quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đối với trường hợp phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả thể hiện bằng việc người phạm tội vì cẩu thả không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra.
3.5. Hình phạt
Hình phạt cơ bản của tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 đó chính là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt tăng nặng ở Khoản 2 Điều 129 đó là phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
“Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
4. Phân biệt tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS) với tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS)
Về bản chất, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cũng là tội vô ý làm chết người. Nhưng tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là trường hợp đặc biệt biệt của tội vô ý làm chết người. Sự đặc biệt của trường hợp phạm tội này đó chính là các quy tắc an toàn bị vi phạm là những quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đó.
Người phạm tội phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hoặc nhiệm vụ phải thực hiện của mình. Họ nhận thức được việc vi phạm các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính liên quan đến các hoạt động của mình nếu bị vi phạm có thể gây ra những hậu quả thiệt hại thậm chí rất lớn cho nhà nước, xã hội, thậm chí gây thiệt hại đến tính mạng con người.
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được xác định có tính nguy hiểm cao hơn so với tội vô ý làm chết người, vì vậy Bộ luật Hình sự quy định hình phạt đối với Tội vô ý chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cao hơn so với tội vô ý làm chết người.