Quá trình thực tập sẽ giúp sinh viên có nhiều trải nghiệm về công việc và môi trường làm việc sớm hơn, trước khi tốt nghiệp và ra trường. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ thông tin đến quý độc giả mẫu đơn xin thực tập tại ngân hàng.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thực tập tại ngân hàng là gì?
Ngành tài chính ngân hàng là gì?
Tài chính ngân hàng là ngành nghề liên quan đến các dịch vụ, nghiệp vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế. Tài chính ngân hàng là một phạm trù rất rộng, bao gồm các lĩnh vực nhỏ và chuyên biệt hơn như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, phân tích tài chính, kinh tế học tài chính,…
Là một ngành học mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho sinh viên nên ngành tài chính ngân hàng luôn thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học tập. Hiện nay ở Việt Nam có một số cơ sở đài tạo ngành tài chính – ngân hàng như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính,…
Đối với sinh viên năm cuối, thực tập là một trong những nội dung bắt buộc của chương trình học. Để có thể trở thành thực tập sinh tại Ngân hàng, sinh viên phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, trong đó đơn xin thực tập ngân hàng là thành phần bắt buộc trong hồ sơ.
Như vậy có thể hiểu, đơn xin thực tập tại ngân hàng là đơn được soạn thảo bởi người có mong muốn trở thành thực tập sinh tại ngân hàng, thường đối tượng này sẽ là sinh viên năm ba, năm bốn,…Trong đơn xin thực tập nếu rõ thông tin người xin thực tập gồm: Họ tên, trường, ngành học, vị trí thực tập,…
Đơn xin thực tập là thành phần bắt buộc trong hồ sơ xin thực tập
Đớn xin thực tập là căn cứ để nhà tuyển dụng xem xét, đánh giá ứng viên
Trở thành thực tập sinh tại Ngân hàng bạn sẽ được làm quen với thực tế chứ không còn là lý thuyết sách vở nữa, đây là điều tối quan trọng để những sinh viên mới ra trường không bị ngợp bởi môi trường làm việc thực tại.
Thời gian thực tập sẽ giúp các bạn có thể tiếp cận công việc thực tế, con người thực tế có được cho mình những kinh nghiệm cần thiết với nghề nghiệp mà bạn đã và đang lựa chọn theo đuổi.
Đây cũng là cơ hội được thâm nhập vào trong môi trường làm việc chuyên nghiệp bên ngoài xã hội. Mặt khác nữa là việc thực tập ngoài thực tế sẽ tạo điều kiện để cho các bạn sinh viên bắt đầu tự tạo cho mình tinh thần tự lập, tự giác với công việc, cập nhật được những thông tin mới về chuyên ngành mà các bạn đó đang theo đuổi.
2. Mẫu đơn xin thực tập tại ngân hàng mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN THỰC TẬP
Kính gửi: NGÂN HÀNG…
Tôi tên:….Ngày sinh: ……Nam Nữ
Nơi sinh:………CMND số:…………Ngày cấp:……Tại……
Địa chỉ thường trú:…..
Địa chỉ liên lạc (nếu có):……
Điện thoại: ……..Email: ……..ĐT liên lạc khẩn:…
Sinh viên trường: …Khoa:….
Đề tài thực tập:……..
Nơi xin thực tập (quận/huyện – tỉnh/thành phố):
Nay tôi làm đơn này với mong muốn được Ngân hàng……tiếp nhận bố trí thực tập để hoàn tất chương trình học. Tôi xin cam kết thực hiện các nội dung sau:
– Chấp hành và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, chủ trương thực tập của ………;
– Tuân thủ tất cả các nội quy, quy định đối với sinh viên thực tập; bảo mật thông tin, an toàn tài sản của…….;
– Bồi hoàn các tổn thất, hư hỏng tài sản do bản thân tôi gây ra với ………..(nếu có).
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật những nội dung đã cam kết.
Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại ………
..…, ngày…..tháng…..năm 20……
Sinh viên
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin thực tập tại ngân hàng chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi tên Ngân hàng nơi bạn gửi đon xin thực tập
Phần thông tin cá nhân của người xin thực tập:
Họ tên: Ghi đầy đủ bằng chữ in hoa có dấu.
Mục thông tin: Ngày sinh, giới tính, nơi sinh, CMND, địa chỉ thướng trú, địa chỉ liên lạc: Khai báo trung thực, rõ ràng
Sinh viên trường: Ghi tên trường bạn đang theo học, ngành học
Đề tài thực tập: Ghi tiêu đề của đề tài bạn thực tập
Nơi xin thực tập (quận/huyện – tỉnh/thành phố):
Lời cam kết: Nay tôi làm đơn này với mong muốn được Ngân hàng…………tiếp nhận bố trí thực tập để hoàn tất chương trình học. Tôi xin cam kết thực hiện các nội dung sau:
Chấp hành và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, chủ trương thực tập của ………;
Tuân thủ tất cả các nội quy, quy định đối với sinh viên thực tập; bảo mật thông tin, an toàn tài sản của………….;
Bồi hoàn các tổn thất, hư hỏng tài sản do bản thân tôi gây ra với ………..(nếu có).
Người soạn đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Hồ sơ xin thực tập Ngân hàng gồm những gì?
Hồ sơ xin thực tập Ngân hàng gồm:
– Một CV xin việc
CV (Curriculum Vitae) là một bản tóm tắt sơ lược thông tin về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm của cá nhân ứng viên.
Một CV hiệu quả là CV nêu bật được những kĩ năng mà bạn có và những đặc điểm tạo nên sự khác biệt của bạn so với những ứng cử viên khác cho vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Những hoạt động, những thành tích trong trường đại học hay những công việc làm thêm sẽ là những điều làm nên sự nổi bật của một bản CV.
– Bảng điểm
Bảng điểm là một trong những căn cứ để Bộ phận Nhân sự của Ngân hàng quyết định có tuyển dụng bạn hay không. Tuy rằng công việc thực tiễn sẽ có những khác biệt nhất định đối với những kiến thức được trang bị ở trường Đại học, tuy nhiên bảng điểm sẽ là căn cứ giúp Nhà tuyển dụng đánh giá bạn mạnh về mảng kiến thức nào và phù hợp thực tập ở vị trí nào. Một bảng điểm tốt cũng sẽ tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng bởi nó chứng tỏ sự nghiêm túc, đầu tư của bạn tròn việc học. Thái độ chỉn chu và nghiêm túc là điều mà mọi Ngân hàng mong chờ ở Nhân viên thực tập của mình.
– Đơn xin thực tập
– Chứng minh thư
– Các giấy tờ bằng cấp, chứng chỉ khác: Chứng chỉ Tiếng Anh, Giấy khen, bằng khen từ các cuộc thi bạn tham gia,…
Những điều cần lưu ý khi trở thành thực tập sinh Ngân Hàng
– Chủ động tham gia các hoạt động của Ngân hàng nơi thực tập
– Chủ động làm việc, chủ động hỏi
– Hoàn thành tốt công việc được giao:
– Chủ động dọn dẹp không gian làm việc
– Xin ý kiến về công việc cá nhân liên quan
– Kỹ năng quan sát:
– Luôn tích cực học hỏi và nhận việc trong khả năng
5. Thông tin về một số Ngân hàng có thể gửi đơn xin thực tập:
1. Ngân Hàng Thương Mại Ngoại Thương Việt Nam ( Vietcombank )
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam còn được gọi là “Vietcombank”, là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa.
Tính đến nay, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Chi nhánh Sở Giao Dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Automatic bank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
Điện Thoại : 84-24-39343137
Fax: 84-24-38269067
Website: http://vietcombank.com.vn
2. Ngân Hàng Quân đội ( MBBank )
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội hay gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, còn được viết là MB Bank, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng
Theo
Trụ sở chính: MB Tower, 21, Cát Linh, Phường Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62 535 555
Fax: 024 6270 4888
Website: https://www.mbbank.com.vn/
3. Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV )
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn gọi là BIDV, là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu năm 2016.
Với hơn 25.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
Điện Thoại: 19009247 / (+84-24) 22200588
Fax: (+84-24) 22200399
Website: http://www.bidv.com.vn
4. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngân hàng Công Thương Việt Nam, tên giao dịch VietinBank, là một ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam. Sau 30 năm thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên hệ thống ngân hàng toàn quốc và trở thành ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-24) 3942 1030
fax: (84-24) 3942 1032
Website: www.vietinbank.vn
5. Ngân Hàng Á Châu (ACB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu còn được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3929 0999
Fax: 028 3839 9885
Website: http://www.acb.com.vn/