Nguyên tắc là gì? Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tiếng Anh là gì? Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định; theo quy định khác của Phần thứ nhất của
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
1. Nguyên tắc là gì?
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.
Nếu đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là những quan hệ xã hội phát sinh giữa hai chủ thể quan trọng và có quyền, nghĩa vụ nhất định là Nhà nước và người phạm tội, thì nguyên tắc của luật hình sự phải bảo đảm quyền của Nhà nước và phản ánh bản chất của chế độ cũng như quyền lợi của người phạm tội.
Như vậy, nguyên tắc của luật hình sự là những tư tưởng chỉ đạo và các định hướng đường lối cho toàn bộ quá trình quy định tội phạm và hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.
2. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tiếng Anh là gì?
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là “Rules for taking actions against juvenile offenders”
3. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định rõ ràng tại Điều 91, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
“1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử,
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.”
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội và việc xử lí chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
Đây là nguyên tắc mới được xác định trong BLHS năm 2015. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi cơ quan , tổ chức , cá nhân , khi tiến hành hoạt động xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cần bảo đảm rằng quyết định được đưa ra là tốt nhất cho họ, trong mối quan hệ hài hòa với các lợi ích khác, cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Quy định này cũng phù hợp với quy định tại Điều 3 Công ước quyền trẻ em. Việc bổ sung nguyên tắc này có ý nghĩa định hướng cho người tiến hành tố tụng khi quyết định lựa chọn biện pháp xử lí cụ thể đối với người chưa đủ 18 tuổi phạm tội, nhằm tìm ra biện pháp phù hợp với họ.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm Nguyên tắc này cụ thể hóa về thứ hai của nguyên tắc thứ nhất nêu trên . Nội dung của nguyên tắc này thể hiện :
– Thứ nhất, khi người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi cấu thành tội phạm thì không phải mọi trường hợp đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà tùy từng trường hợp cụ thể , trên cơ sở cân nhắc đặc điểm về nhân thân của người phạm tội, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng , chống tội phạm để quyết định có truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ hai, trong trường hợp không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự, người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng các biện pháp có tính chất giám sát, giáo dục.
Nguyên tắc 3: Tòa án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục không đạt hiệu quả
Thực tiễn phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới cho thấy , việc áp dụng hình phạt, nhất là các hình phạt tước tự do luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho quá trình phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng của người dưới 18 tuổi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ. Công ước quyền trẻ em cũng như các chuẩn mực quốc tế có liên quan về tư pháp người chưa thành niên đều xác định phải hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng các chế tài giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội. Như vậy, cách tiếp cận của Công ước trong việc áp dụng chế tài đối với người dưới 18 tuổi là ưu tiên áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt tù và hình phạt tù chỉ được áp dụng khi không còn cách nào khác .
Quy định này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong việc định hướng cho thẩm phán khi cân nhắc, lựa chọn giữa các chế tài để ưu tiên áp dụng các biện pháp tư pháp và chế tài không tước tự do. Hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng trong trường hợp nhận thấy việc áp dụng các hình phạt không tước tự do là không thích hợp, không vì lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi .
Nguyên tắc 4: Không áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc này cụ thể hòa nguyên tắc “việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục ”. Theo đó, cần phải cấm áp dụng hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vì đây là 2 hình phạt nghiêm khắc (một hình phạt có nội dung là loại trừ người phạm tội khỏi đời sống xã hội và một hình phạt có nội dung cách li người phạm tội khỏi môi trường xã hội).
Nguyên tắc 5: Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm thể hiện thái độ chấp hành pháp luật không tốt của người phạm tội. Pháp luật hình sự Việt Nam luôn coi tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng của rất nhiều tội phạm và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp phạm tội có tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì Tòa án phải quyết định mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với trường hợp không phải là tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Thể hiện nội dung nhân đạo của chính sách hình sự , tạo điều kiện cho người phạm tội cải tạo tốt, BLHS năm 2015 quy định án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.