Học sinh, sinh viên chuyển lịch thì cần có Đơn xin chuyển lịch thi gửi cho chủ nhiệm khoa và phòng đào tao với nội dung xin phép được chuyển lịch thi vì lý do chính đáng có kèm giấy xác nhận lý do.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin chuyển lịch thi dành cho sinh viên là gì, mục đích của mẫu đơn?
Đơn xin phép chuyển lịch thi dành cho học sinh, sinh viên là văn bản được soạn thảo bởi học sinh, sinh viên chuyển lịch thi gửi cho chủ nhiệm khoa và phòng đào tao với nội dung xin phép được chuyển lịch thi vì lý do chính đáng có kèm giấy xác nhận lý do.
Mục đích của Đơn xin phép chuyển lịch thi dành cho học sinh, sinh viên: Khi học sinh sinh viên có lý do chính đáng như có vấn đề sức khỏe, hoàn cảnh…không thể tham dự kỳ thi kết thúc học phần, học sinh sinh viên sẽ gửi đơn đến chủ nhiệm khoa và phòng đào tạo với mục đích xin phép được chuyển lịch thi. Phòng đào tạo sẽ tiếp nhận đơn và xem xét, quyết định cho sinh viên chuyển lịch thi hay không. Mẫu đơn phải được ký xác nhận bởi trưởng khoa và phòng đào tạo.
2. Mẫu đơn xin chuyển lịch thi dành cho sinh viên:
Phiếu số 1: Nộp tại P.QLĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………….., ngày …… tháng ….. năm …..
ĐƠN XIN CHUYỂN LỊCH THI
Kính gửi: – Phòng Quản lý Đào tạo
– Thầy/Cô………………, giảng dạy học phần……..
Tên em là:………… Mã sinh viên:………
Lớp hành chính:…………. Khóa:……….. Điện thoại:………
Kính đề nghị các Thầy/ Cô xem xét cho phép em được chuyển lịch thi:
Học phần | Lớp tín chỉ | Học kỳ | Năm học | Ngày thi | Phòng thi | Giờ thi |
Sang thi cùng:
Học phần | Lớp tín chỉ | Học kỳ | Năm học | Ngày thi | Phòng thi | Giờ thi |
Lý do:……….
Minh chứng kèm theo:…………..
Em xin cam đoan lý do nêu trên là đúng sự thật. Em xin chân thành cảm ơn.
Ý KIẾN PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Phiếu số 2: SV giữ
(Nộp bản pho to cho
GV dạy lớp tín chỉ ban đầu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN LỊCH THI………….., ngày …… tháng ….. năm …..
Kính gửi: – Phòng Quản lý Đào tạo
– Thầy/Cô………………, giảng dạy học phần……..
Tên em là:………… Mã sinh viên:……..
Lớp hành chính:…….. Khóa:…….. Điện thoại:…..
Kính đề nghị các Thầy/ Cô xem xét cho phép em được chuyển lịch thi:
Học phần | Lớp tín chỉ | Học kỳ | Năm học | Ngày thi | Phòng thi | Giờ thi |
Sang thi cùng:
Học phần | Lớp tín chỉ | Học kỳ | Năm học | Ngày thi | Phòng thi | Giờ thi |
Lý do:…….
Minh chứng kèm theo:……….
Em xin cam đoan lý do nêu trên là đúng sự thật. Em xin chân thành cảm ơn.
Ý KIẾN PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
………………………….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
4. Khái quát về học phần và tín chỉ, thi kết thúc học phần:
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá tính điểm học phần như sau:
1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
– Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
– Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
– Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
2. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
3. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.
– Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
– Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
P: từ 5,0 trở lên.
– Loại không đạt:
F: dưới 4,0.
– Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
4. Học lại, thi và học cải thiện điểm:
– Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;
– Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
– Việc tổ chức đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm của sinh viên, bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, trình bày báo cáo như một thành phần của học phần;
– Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về thời gian ôn thi và thời gian thi, việc làm đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra (nếu có), bảo quản bài thi, việc hoãn thi và miễn thi;
– Việc tổ chức đánh giá các học phần, đồ án, khóa luận, thực hành và thực tập và các học phần đặc thù khác;
– Việc có yêu cầu ngưỡng điểm đạt phải cao hơn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; việc áp dụng nhiều mức điểm chữ xếp loại hơn quy định tại khoản 3 Điều này;
– Việc cho phép thi lại, đánh giá lại một điểm thành phần để cải thiện điểm học phần từ không đạt thành đạt; trong trường hợp này, điểm học phần sau khi thi lại, đánh giá lại chỉ được giới hạn ở mức điểm D hoặc điểm C;
– Việc cho phép học lại để cải thiện điểm và quy tắc tính điểm chính thức của học phần trong trường hợp điểm học lần sau thấp hơn.
6. Quy định của cơ sở đào tạo về đánh giá và tính điểm học phần phải phù hợp các nguyên tắc và yêu cầu như sau:
– Nghiêm túc, khách quan, tin cậy và trung thực;
– Công bằng đối với tất cả sinh viên trong lớp, giữa các lớp, các khoá học và các hình thức đào tạo.
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học:
1. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:
– Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
– Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
– Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.
2. Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.
A quy đổi thành 4;
B quy đổi thành 3;
C quy đổi thành 2;
D quy đổi thành 1;
F quy đổi thành 0.
3. Những điểm chữ không được quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
4. Cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm 4. Trong trường hợp này, quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể các mức xử lý kết quả học tập để tương đương và thay thế cho các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
5. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
– Theo thang điểm 4:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
– Theo thang điểm 10:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
6. Sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (gọi tắt là N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn (gọi tắt là M), cụ thể như sau:
– Trình độ năm thứ nhất: N < M;
– Trình độ năm thứ hai: M ≤ N < 2M;
– Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N < 3M;
– Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N < 4M;
– Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N < 5M.