Quyết định hình phạt là gì? Căn cứ quyết định hình phạt? Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm tội?
Pháp Nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác và được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Có thể thấy việc quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội đã được quy định rõ ràng trong
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Mục lục bài viết
1. Quyết định hình phạt là gì?
Quyết định hình phạt là xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể. Là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó.
Từ góc độ luật hình sự có thể định nghĩa quyết định hình phạt như sau : Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt ( đối với loại hình phạt có các mức khác nhau ) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Quyết định hình phạt chỉ đặt ra đối với các trường hợp chủ thể chịu Trách nhiệm hình sự không được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt , tức là đối với các trường hợp cần thiết phải áp dụng hình phạt nhằm trừng trị và giáo dục chủ thể chịu trách nhiệm hình sự .
Đa số các điều luật về tội phạm cụ thể, trong 56 quy định chế tài và nhiều loại hình phạt chính khác nhau. Quyết định hình phạt đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là sự lựa chọn một hình phạt chính và xác định mức hình phạt đối với loại hình phạt có các mức khác nhau trong khung hình phạt được quy định. Nếu chế tài được quy định chỉ có một loại hình phạt chính và có các mức khác nhau thì quyết định hình phạt trong trường hợp này là xác định mức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt được quy định.
Quyết định hình phạt bổ sung có nội dung tương tự như bổ sung, quyết định hình phạt chính. Đó là việc lựa chọn loại hình phạt có thể là một hoặc nhiều loại nếu luật quy định có thể áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung và xác định mức hình phạt trong khung quy định để áp dụng kèm theo hình phạt chính . Như vậy , quyết định hình phạt bao gồm quyết định hình phạt chính và quyết định hình phạt bổ sung. Quyết định hình phạt theo nghĩa này được coi là theo nghĩa hẹp và cũng là nghĩa thông thường.
2. Căn cứ quyết định hình phạt:
Theo Điều 50. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội
Như vậy có thể thấy, Điều luật quy định khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm:
Thực tiễn xét xử cho thấy, khi cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, Toà án cần xem xét các yếu tố sau:
– Hành vi (hành động hay không hành động) nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện;
– Tội phạm được thực hiện dưới hình thức gì (một người đồng phạm hay tội phạm có tổ chức);
– Giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành);
– Thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh, địa điểm, thời gian phạm tội…
– Hậu quả thiệt hại;
– Hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích, động cơ phạm tội…
Xem xét nhân thân người phạm tội:
Theo Luật hình sự Việt Nam, những đặc điểm về nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến tội phạm được coi là những đặc điểm mang tính chất pháp lý và được quy định là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong hình phạt (như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp hay không; là người chưa thành niên hay người đã thành niên; có thái độ ăn năn hối cải, lập công chuộc tội hay là ngoan cố không chịu cải tạo…).
Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự:
Khi quyết định hình phạt thì Tòa án phải cân nhắc đồng thời cả hai loại tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm cho các trường hợp phạm tội cụ thể của một tội phạm khác nhau về mức độ nguy hiểm. Các tình tiết này không có tính chất bắt buộc như những tình tiết định tội và định khung mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt, có tác dụng làm tăng hoặc giảm hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt nhất định
3. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm tội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015: Pháp nhân thương mại có đầy đủ các dấu hiệu của pháp nhân và có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này,
Khi pháp nhân thương mại phạm tội cũng sẽ bị áp dụng các biện pháp tư pháp và Tòa án sẽ ra quyết định hình phạt đối với những hành vi phạm tội đó theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Tại Điều 83, Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 201 quy định về Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
“Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.”
Theo quy định này, các căn cứ quyết định hình phạt đối với – pháp nhân thương mại bao gồm :
– Các quy định của Bộ luật Hình sự; Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
– Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại;
– Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại .
Như vậy, các căn cứ thứ nhất, thứ hai và thứ tư của quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại có nội dung giống như các căn cứ quyết định hình phạt tương ứng đối với những hành vi vi phạm của pháp nhân phạm tội.
Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại: Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, Toà án còn phải căn cứ vào việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại trong cả quá trình từ trước đến khi bị coi là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Xem xét việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại chủ yếu nhằm xác định khả năng đạt được mục đích của hình phạt cũng như của các biện pháp xử lí khác đối với pháp nhân thương mại .
Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
– Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
-Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
-Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
Như vậy có thể thấy Tòa án sẽ áp dụng những biện pháp tư pháp đối với những hành vi mà phạm nhân phạm tội. Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm tội của mình gây ra. Và trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng quy định rất rõ ràng những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đối với việc quyết định hình phạt khi các pháp nhân thương mại phạm tội.