Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là gì Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác trong Tiếng anh là gì? Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác qua các Bộ luật hình sự?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Pháp luật nước ta thực sự tôn trọng và bảo vệ quyền này một cách triệt để khi quy định các hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại
Cơ sở pháp lý:
–
–
– Luật tín ngưỡng, tôn giao năm 2016
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là gì?
- 2 2. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác trong Tiếng anh là gì?
- 3 3. Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
- 4 4. Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
- 5 5. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác qua các Bộ luật hình sự?
1. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là gì?
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nội dung:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”
Nội dung về quyền tự do tín ngưỡng còn được cụ thể hóa tại Điều 6, Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.”
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Điều 164
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mọi người đều được tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, theo đó pháp luật quy định các hành vi bị cấm như sau:
– Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
– Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
– Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
– Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
– Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
2. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác trong Tiếng anh là gì?
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác trong Tiếng anh là “Infringement upon the freedom of religion”.
3. Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
3.1. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ và bị hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở một mức độ nhất định.
3.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan được mô tả trong Bộ luật tố tụng hình sự là hành vi ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó.
Hành vi được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác như lợi dùng chức vụ, quyền hạn (để giải tán các cuộc hành lễ thường lệ của tôn giáo tại nơi thờ cúng) hay ép buộc một người phải từ bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác hoặc cản trở để họ không theo hoặc theo một tôn giáo khác trái với ý muốn của nạn nhân.
3.3. Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật những vẫn thực hiện.
Động cơ và mục đích phạm tội là khác nhau, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
3.4. Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm này trước hết là người đủ tuổi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi được quy định tại Điều 164 mà còn vi phạm.
Thông thường, thực tế cho thấy, chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn, họ đã lợi dụng điều đó như một phương tiện để ngăn cản hoặc ép buộc công dân thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
4. Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
Điều 164 Bộ luật hình sự quy định 2 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung:
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm khi thực hiện hành vi phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng: Phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội dẫn đến biểu tình hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác qua các Bộ luật hình sự?
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được hình sự hóa lần đầu tại
“1- Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện các quyền tự do sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm:
a) Quyền tự do hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
b) Quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2- Người nào lợi dụng các quyền tự do nói trên và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.”
Đến
Điều 129. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
“1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Khác với hai Bộ luật hình sự trước đó, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã tách hai tội độc lập là Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân và Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Như vậy,