Để nhận được hỗ trợ của Nhà nước, thì tổ hợp tác cần có đơn đề nghị hỗ trợ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu và hướng dẫn viết đơn đề nghị hỗ trợ tổ hợp tác.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị hỗ trợ tổ hợp tác là gì?
Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Đơn đề nghị hỗ trợ tổ hợp tác là văn bản của tổ hợp tác gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đề nghị hỗ trợ cho tổ hợp tác.
Đơn đề nghị hỗ trợ tổ hợp tác thể hiện mong muốn của tổ hợp tác được Nhà nước hỗ trợ trong hoạt động của tổ hợp tác
2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tổ hợp tác:
Mẫu đơn chung đề nghị hỗ trợ tổ hợp tác:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố ……
Tôi là:…… Nam/Nữ:….(ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa)
Sinh ngày:…… /……….. /…. Dân tộc….
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:…..
Cấp ngày:…. ./………. /……. .Nơi cấp:…..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…..
Chỗ ở hiện tại:….
Điện thoại (nếu có):…… Di động (nếu có):….
Fax (nếu có):…… Email (nếu có):……
Là đại diện của tổ hợp tác …… đề nghị được hỗ trợ nội dung sau:
……….
Thay mặt toàn thể tổ viên tổ hợp tác, cam kết nhu cầu hỗ trợ trên đây là hoàn toàn cần thiết cho tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
Nếu sai sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
….., ngày…tháng….năm….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
Mẫu đơn 2: Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ xóa đói, giải quyết việc làm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(v/v xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống)
Kính gửi: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố…….
Tôi là:……. Nam/Nữ:….. (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa)
Sinh ngày:…. /….. / …..Dân tộc…..
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:……
Cấp ngày: ……./……./ …….Nơi cấp:…..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…….
Chỗ ở hiện tại:…….
Điện thoại (nếu có): …….Di động (nếu có):……
Fax (nếu có):…. Email (nếu có):……
Là đại diện của tổ hợp tác đề nghị được hỗ trợ nội dung sau:…………..
Thay mặt toàn thể tổ viên tổ hợp tác, cam kết nhu cầu hỗ trợ trên đây là hoàn toàn cần thiết cho tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
Nếu sai sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
….,ngày…..tháng…..năm…….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị hỗ trợ tổ hợp tác:
– Người viết đơn ghi tên, ngày tháng năm sinh theo Giấy khai sinh, chứng minh nhân/ Căn cước công dân, địa chỉ., tên của người viết đơn được ghi in hoa.
– Giới tính: nếu là nam thì ghi “Nam”, nếu là nữ thì ghi “Nữ”
– Dân tộc: ghi theo Giấy khai sinh, chứng minh nhân/ Căn cước công dân, Hộ chiếu.
– Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, Địa chỉ ghi nơi sinh sống hiện tại của họ, ghi rõ thông/làng/ bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Ghi số điện thoại, địa chỉ email đang sử dụng
– Ghi tên tổ hợp tác mà người viết đơn làm đại diện.
– Ghi nội dung đề nghị hỗ trợ.
4. Tổ hợp tác và các nội dung hỗ trợ tổ hợp tác:
Tổ hợp tác
Như ở nói ở trên, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 77/2019/NĐ- CP)
Bên cạnh đó tại Nghị định số 77/2019 quy định các nội dung khác của tổ hợp tác như:
Thành viên của tổ hợp tác bao gồm: cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự, pháp
Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác. Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. (Điều 4)
Tổ hợp tác có tên riêng. Tổ hợp tác được tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tổ hợp tác thực hiên hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan. Tổ hợp tác xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó tổ hợp tác được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã và các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan. (Điều 5)
Nghĩa vụ của tổ hợp tác: Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên; thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên; Thực hiện các quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan. (Điều 6)
Hỗ trợ dành cho tổ hợp tác
Thông tư số 04/2008/TT- BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về nội dung hỗ trợ hợp tác tại Khoản 5 Mục II như sau:
Hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng tổ hợp tác
– Nguyên tắc hỗ trợ:
Tổ hợp tác theo quy định được hỗ trợ các nội dung thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng tổ hợp tác; ưu tiên các tổ hợp tác có nhiều tổ viên, hoạt động lâu năm, có nhiều tổ viên hộ nghèo, hộ dân tộc, hộ chính sách.
Nội dung hỗ trợ:
Tổ hợp tác khi thành lập được hỗ trợ các nội dung sau:
– Thông tin, tư vấn kiến thức về tổ hợp tác;
– Tư vấn tổ chức hội nghị thành lập tổ hợp tác;
–
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với tổ trưởng tổ hợp tác được áp dụng tương tự như các đối tượng quy định
Trình tự, thủ tục hỗ trợ:
-Trình tự, thủ tục hỗ trợ áp dụng tương tự như đối với hợp tác xã được quy định
– Đại diện của tổ hợp tác hoặc đại diện của những người có ý tưởng thành lập tổ hợp tác đề nghị hỗ trợ nộp đơn theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác chứng thực cấp miễn phí.
Kinh phí hỗ trợ:
– Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư áp dụng chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nhu cầu hỗ trợ và khả năng cân đối ngân sách của địa phương chỉ đạo việc bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng tổ hợp tác.
Hỗ trợ khác
– Cơ quan chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm thông tin đầy đủ, kịp thời; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp tác được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
– Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ phát triển tổ hợp tác nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống tổ viên tổ hợp tác.