Lựa chọn tòa án giải quyết là một trong số các phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn sau khi tiến hành thương lượng và hòa giải không thành công. Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại mới nhất là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là gì?
Tranh chấp kinh doanh thương mại được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh thương mại trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được lợi ích kinh tế cho các bên.
Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thành phần hồ sơ không thể thiếu khi chủ thể tranh chấp kinh doanh thương mại lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp.
– Khi có tranh chấp kinh doanh thương mại xảy ra
– Khi các bên tranh chấp không thể giải quyết được mẫu thuẫn bằng thương lượng, hòa giải
– Khi một trong các bên lựa chọn tòa án trở thành phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột
Để khởi kiện trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại, chủ thể khởi kiện phải có đủ các điều kiện sau:
Một là, chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
Hai là, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Thẩm quyền của Tòa án được xác định chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện.
Để vụ án dân sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình
Ba là, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện.
Đối với các tranh chấp KDTM mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện (được thực hiện theo yêu cầu của đương sự) thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật đó. Cần lưu ý một số trường hợp áp dụng thời hiệu có tính đặc thù sau:
– Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện thực hiện theo quy định tại Điều 30 của
– Đối với yêu cầu hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, Kiểm sát viên cần lưu ý thời hiệu khởi kiện thực hiện theo Điều 147
– Đối với yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn thì áp dụng Điểm d, Khoản 8 Điều 50
– Đối với quy định việc gia hạn thời hiệu trong trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều 23
Bốn là, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện này nhằm bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN KHỞI KIỆN
VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện) …..
Bên khởi kiện:……
(Nếu người khởi kiện là cá nhân thi ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thi ghi rõ tên cơ quan, tổ chức – người đại diện hợp pháp).
Địa chỉ:……
Bên bị kiện:…….
(Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức – người đại diện hợp pháp).
Địa chỉ:…..
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:…….
Địa chỉ:…….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự:
…….
(Nếu có ghi rõ họ tên, địa chỉ)
– Yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề sau đối với Bên bị kiện
Nêu rõ căn cứ khởi kiện
Nêu rõ những yêu cầu cụ thể để nghị Tòa án giải quyết
– Những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm:
(Ghi rõ và đánh số thứ tự)
– Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án
…., ngày……tháng……năm…
NGƯỜI KHỞI KIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại chi tiết:
Phần kính gửi: Điền thông tin của tòa án nơi có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện
Phần thông tin cá nhân của người khởi kiện:
(Nếu người khởi kiện là cá nhân thi ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thi ghi rõ tên cơ quan, tổ chức – người đại diện hợp pháp)
Phần thông tin cá nhân của người khởi kiện:
(Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức – người đại diện hợp pháp).
Nêu rõ căn cứ khởi kiện
Nêu rõ những yêu cầu cụ thể để nghị Tòa án giải quyết
Phần ký tên, đóng dấu:
(Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp phải ký và đóng dấu)
4. Đặc điểm tranh chấp thương mại:
Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân
Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp nội bộ giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …
Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật
Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.
Thứ ba, về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, tổ chức, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức : thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương thức có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành.
Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm và nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.
Chính vì những nhược Điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.