Tội làm nhục người khác là gì? Tội làm nhục người khác trong Tiếng anh là gì? Cấu thành tội làm nhục người khác? Mức hình phạt đối với tội làm nhục người khác?
Quyền và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng bảo vệ là quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Do đó, Bộ luật hình sự đã quy định một chương riêng về các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, trong đó bao gồm “Tội làm nhục người khác”. Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ tập trung phân tích cấu thành tội phạm và khung hình phạt áp dụng đối với tội phạm này.
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Tội làm nhục người khác là gì?
Theo Từ điển Luật học thi danh dự được hiểu là sự coi trong của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp và là cái nhằm mang lại danh dự, nhắm tỏ rõ sự kinh trọng của xã hội, của tập thể. Đây là một khái niệm khó định lượng vì dựa trên giá trị tinh thần, luôn gắn với một chủ thể xác định Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân, do đó, danh dự được xây dựng trên thực tế của con người thế hiện qua các mặt đạo đức, phẩm chất chính tri, năng lực của người đo trong một phạm vi nhất định. Danh dự của cá nhân bao gồm các yếu tố: Lòng tư trọng (là sư tự ý thức của cá nhân vê giá trị, vị trí của mình trong xã hôi), Uy tín (là giá trị về mặt năng lực, đạo đức, các khả năng khác được công nhân thông qua hoạt động thực tiễn của cá nhân tại một môi trường mà ở do mọi người trong tổ chức tôn kính và nghe theo). Như vậy, xâm phạm đến danh dự là xâm phạm đến lòng tự trọng hoặc uy tín của cá nhân.
Theo Từ điển Luật học thì nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bào vệ, nhân phẩm là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân, những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá trị một con người. Nhân phẩm là phẩm giá của con người, là giá trị tinh thân của một cá nhân, do đó xâm phạm nhân phẩm của người khác cũng chinh là xâm phạm tới phẩm giá, giá tri làm người của người đó.
Tội làm nhục người khác trong BLHS, thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, vi vậy tội phạm này ngoài việc phải thỏa mãn các dầu hiệu của tội phạm nói chung thi còn phải thỏa mãn các dấu hiệu của các tội phạm thuộc chương này. Trong khoa học luật hình sự, các nhà nghiên cứu đã phân tích và đưa ra ra khái niệm Tôi làm nhục người khác và khải niêm này được xây dựng dựa trên các quy đinh cụ thể về tôi phạm này trong BLHS, điên hình như Trong giáo trinh của trường Đại học Luật Hà Nội, “Tôi làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trong nhân phẩm, danh dự của người khác”
Tội làm nhục người khác mang đầy đủ các đặc điểm của một tội phạm nói chung và điểm đặc trưng của tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người nói riêng. Cụ thể, tội làm nhục người khác mang các đặc điểm sau:
– Tội làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội: những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thoa mạ, sĩ nhục, miệt thị, hạ thấp danh dự, xúc phạm nhân phẩm như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, hoặc có thể là những củ chỉ, hành vi có tính chất bỉ ổi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lột quần áo giữa nơi đông người.
– Tội làm nhục người khác được quy định trong bộ luật hình sự: Đặc điểm này được gọi là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý của tội phạm.
– Tội làm nhục người khác thực hiện một cách có lỗi của người phạm tội.
– Tội làm nhục người khác do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
– Tội làm nhục người khác là tội có cấu thành tội phạm hình thức.
2. Tội làm nhục người khác trong Tiếng anh là gì?
Tội làm nhục người khác trong Tiếng anh là “Insults to another person”
3. Cấu thành tội làm nhục người khác?
Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.1. Khách thể của tội phạm.
Đối với tội làm nhục người khác, khách thể của tội phạm được xác định là danh dự, nhân phẩm của con người:
Nhân phẩm của con người là vốn quý của mỗi con người trong xã hội. Nhân phẩm là tổng thể những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân, những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá tri của một con người. Nhân phẩm là giá trị vô hình nhưng hết sức quan trọng, có ý nghĩa đối với một cá nhân và do đó luôn được pháp luật bảo hộ. Hành vi xâm phạm đến nhân phẩm con người là dùng tác đông bất hợp pháp hoặc dùng bất kỳ hình thức nào làm cho một cả nhân bị tổn thương về nhân phẩm, làm mất đi giá tri nhân phẩm vốn có của người đo trong xã hội. Việc xâm phạm nhân phẩm của người đó sẽ làm cho họ bi tồn thất về tinh thần, vê giả trị sông của cả nhân đó trong xã hội.
Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp và là điều thể hiện sự kinh trọng của xã hội, của tập thể đối với một con người. Danh dự là khái niệm rộng gắn liền với một chủ thể xác định. Danh dự không tự nhiên mà có, nó được hình thành qua hoạt động thực tiễn, được biểu hiện dưới góc độ đạo đức và xã hội. Hành vi xâm phạm đến danh dự của con người là các tác động trái pháp luật, làm cho người khác bị xúc phạm về danh dự, làm cho họ không nhận được sự coi trọng của gia đinh, xã hội, làm cho họ bị ô nhục, xâu hô. Su xâm phạm của hành vi phạm tôi làm mất đi giá tri của người đó trong xã hội, làm giảm sư kinh trọng của xã hội, của tập thể với người đó.
3.2. Mặt khách quan của tội phạm.
Đối với tội làm nhục người khác, mặt khách quan thế hiện như sau:
– Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi xúc phạm nghiêm trong đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng, có thể những lời nói có tính chất thóa ma, miết thi, si nhục, ha thấp danh dự, nhân phẩm như chui b ới, nhao báng một cách thô bi, tục tíu… với tinh chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bi hai, đông thời làm cho người bị hai cảm thấy nhục nhã trước người khác. Hoặc có thể là những cử chỉ, hành vi (có hoặc không kèm lời nói xúc phạm) có tinh chất bỉ ổi để bêu xấu người bị hại.
Đặc trưng của hành vi khách quan của tôi làm nhục người khác thường là thực hiện công khai trước mặt họ, trước đảm đông để khiến nạn nhân bị tổn thương, cảm thấy nhục nhã hoặc có thể thông qua người khác hoặc các phương tiên, thủ đoạn, hình thức khác nhau để đến nạn nhân như Phương tiện điện tử, mang máy tinh, mang viên thông.. và được thực hiện rõ trong thực tế xét xử tại
– Tuy nhiên, không phải mọi hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác đều bị xác định là hành vi khách quan của Tội làm nhục người khác. Dầu hiệu đề xác đình tính nguy hiểm đáng kể trong hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác phải mang tính “nghiêm trọng”. Tuy nhiên, dâu hiệu “nghiêm trọng” trong. Tội người khác lại không được nhà làm luật quy đinh rõ trong BLHS và hiện nay chưa có hướng dẫn cu thể ở bất kỳ văn bản nào.
– Tôi làm nhục người khác là tội có CTTP hình thức. Tôi phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tôi có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trong nhân phẩm, danh du của người khác. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội này.
3.3. Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội làm nhục người khác phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội làm nhục người khác có thể là người có mối quan hệ mâu thuẫn, hiềm khích hoặc thù hận đối với nạn nhân nên mong muốn thực hiện đến cùng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nạn nhân để đạt được mục đích của mình.
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi trong tội làm nhục người khác là lỗi cố ý, cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp. Muốn xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp trong tội làm nhục người khác, chỉ cần xác định người đó nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, hành vi mình thực hiện là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
Trong mặt chủ quan của tội phạm, ngoài dấu hiệu lỗi còn có động cơ và mục đích phạm tội. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau như do ghen tuông, thù oán, vì vụ lợi và nhằm những mục đích khác như để trà thù, gây đau khổ cho người bị hại. Người phạm tội làm nhục người khác cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ mục đích gì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi thực hiện đã thõa mãn đầy đủ cấu thành tội phạm.
4. Mức hình phạt đối với tội làm nhục người khác?
Tội làm nhục người khác có thể bị áp dung các khung hình phạt sau:
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
– Khung hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm