Khi người dân do nhầm lẫn trong việc đăng ký giấy khai sinh dẫn đến sai nguyên quán có thể viết đơn xin thay đổi nguyên quán. Vậy mẫu đơn xin thay đổi nguyên quán được quy định như thế nào, nội dung và hình thức của mẫu đơn ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin thay đổi nguyên quán, quê quán được hiểu như thế nào?
Nguyên quán được hiểu là quê gốc được xác định dựa vào xuất xứ cũng như nguồn gốc của ông bà nội hoặc theo xuất xứ, nguồn gốc của ông, bà ngoại.
Quê quán được hiểu là quê quán sẽ được xác định theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo sự thỏa thuận của cha và mẹ hoặc sẽ theo tập quán được ghi trong nội dung Tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Mẫu đơn xin thay đổi nguyên quán là văn bản được lập ra để xin được thay đổi nguyên quán với nội dung nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin thay đổi…
Mục đích của mẫu đơn xin thay đổi nguyên quán: trong quá trình đăng ký giấy tờ khai sinh, nếu các bên phát hiện có nhầm lẫn về nguyên quán thì có thể làm đơn xin thay đổi nguyên quán theo thủ tục, mẫu đơn này nhằm giúp người làm đơn gửi đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền xin được phép thay đổi nguyên quán cho con.
2. Mẫu đơn xin thay đổi nguyên quán, quê quán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
.Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Hà Nội, ngày….tháng….năm….
ĐƠN XIN THAY ĐỔI NGUYÊN QUÁN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường…
Căn cứ
Căn cứ Nghị định 123/ 2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch;
Tên tôi là: ……
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:……
Hộ khẩu thường trú…
Chỗ ở hiện nay:…
Điện thoại liên hệ:……
Vào ngày …/…/… vợ tôi là Nguyễn Thị B có đến bệnh viên đa khoa Hòe Nhai làm thủ tục và sinh con. Kể từ thời điểm đó đến nay chúng tôi vẫn nuôi con bình thường thì đến ngày…/…/… phát hiện ra bệnh viện có sự nhầm lẫn với gia đình chị B về việc nhận nhầm con. Sau đó, vợ chồng tôi cần làm thủ tục nhận lại con và xác nhận lại nguyên quán cho đứa con thất lạc để cháu có quá trình phát triển và học tập của cháu sau này được thuận tiện hơn.
Dựa vào Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch “Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”. Theo đó, tôi kính đề nghị quý cơ quan xem xét tiếp nhận đơn và xứ lý yêu cầu thay đổi nguyên quán cho con của tôi để cháu bé có quá trình phát triển và trưởng thành không gặp khó khăn hay bất cứ ảnh hưởng nào.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của tôi sớm nhất có thể.
Tôi xin gửi kèm đơn là giấy xác nhận sự nhầm lẫn từ bệnh viện ……
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi nguyên quán, quê quán:
Người viết đơn cần ghi rõ ngày tháng năm viết đơn. Phần chủ thể nhận đơn tức phần kính gửi phải ghi chính xác, ở đây người nhận sẽ là ủy ban nhân dân phường nơi đăng ký giấy khai sinh.
Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: phần Kính gửi.
Dưới phần tên đơn chính là nội dung đơn: V/v thay đổi nguyên quán;
Cần phải dẫn chiếu căn cứ pháp lý, thỏa thuận, các giấy có liên quan: Phần căn cứ;
Thông tin của người viết đơn phải được ghi được ghi đầy đủ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, điện thoại liên hệ.
Nội dung của đơn ghi rõ lý do xin thay đổi nguyên quán.
4. Điều kiện thay đổi nguyên quán, quê quán:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
Theo quy định thì quê quán trong Giấy khai sinh là một nội dung của hộ tịch. Việt thay đổi quê quán trong Giấy Khai sinh chính là việc thay đổi, hay cải chính hộ tịch. Do đó, theo quy định này thì việc thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi cha mẹ nhận thấy có sự sai sót của người yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc do sai sót do lỗi của công tác hộ tịch. Sai sót này được phát hiện sau khi đã cấp Giấy khai sinh. Như vậy, thực tế đối với trường hợp nhiều quý bạn đọc do muốn thay đổi nguyên quán của con trong giấy khai sinh để thuận lợi hơn cho công việc của con sau này thuộc trường hợp không thể thay đổi được nội dung quê quán khai sinh trong trường hợp này.
Hiện nay, việc pháp luật quy định hạn chế các trường hợp thay đổi nội dung quê quán trong giấy khai sinh nói riêng và các nội dung hộ tịch khác nói chung là điều hoàn toàn hợp lý. Theo đó. việc thay đổ này:
i) Vừa nhằm giảm những công việc cho cơ quan hành chính, cũng như đề cao trách nhiệm của các cá nhân khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh;
ii) Ngoài ra, việc thay đổi này còn góp phần phòng tránh những sự lợi dụng thay đổi các thông tin hộ tịch, quê quán để hưởng lợi.
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ra đời đã kế thừa quy định cũ về cải chính hộ tịch. Cụ thể thì điều 36
Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:
Thứ nhất, Thay đổi chữ đệm, họ, tên đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, tuy nhiên các cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thứ hai, Thực hiện việc xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thứ ba, Thực hiện cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.
Thứ tư, Thực hiện việc bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
Thứ năm, Thực hiện việc xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc trong trường hợp người này chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Thứ sáu, Chính là việc thực hiện điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
Từ những, phân tích nêu trên cho thấy quy định luật cũ cũng quy định việc cải chính cũng chỉ được thực hiện khi có sai sót của người yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc do sai sót do lỗi của công tác hộ tịch. Còn những lý do khác để cải chính hộ tịch là điều không thể. Nếu không có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiến hành giải quyết sửa đổi thông tin giấy khai sinh.
Đồng thời, hiện nay theo quy định của pháp luật thì khi quý cha, mẹ phụ huynh, quý bạn đọc tiến hành cải chính hộ tịch, các cá nhân phải cung cấp các chứng cứ chứng minh là có sự sai sót trong quá trình đăng ký khai sinh trước đó để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấp nhận cải chính hộ tịch. Đây là yêu cầu bắt buộc khi yêu cầu cải chính hộ tịch.
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Hộ tịch năm 2015;
– Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
–