Ngày nay, khi nền kinh tế đang không ngừng phát triển, đã kéo theo các mối quan hệ ngoại giao được mở rộng hơn. Việc hình thành các cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài lại có vai trò quan trọng hơn. Vậy, cơ quan đại diện là gì? Quy định về cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Cơ quan đại diện là gì?
Hiện nay hệ bộ máy nhà nước ta sau nhiều lần sửa đổi đã được hoàn thiện và phát triển hơn. Mỗi một đơn vị, cơ quan đều đảm nhiệm những nhiệm vụ riêng và cơ quan đại diện cũng được thành lập và hoạt động dựa theo cơ chế phát triển của Nhà nước.
Căn cứ theo Điều 2, Luật cơ quan đại diện Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài quy định về cơ quan đại diện như sau:
“1. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật này.
- Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.
- Cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với pháp luật quốc tế.”
Như vậy, cơ quan đại diện được hiểu đơn giản và dễ hiểu là những cơ quan, tổ chức hoặc văn phòng, đơn vị có chức năng đại diện cho toàn bộ tổ chức đó. Cũng chính vì chức năng đại diện mà tùy thuộc vào từng tính chất, nhiệm vụ, vai trò của từng tổ chức mà có một hay nhiều người đại diện trong một tổ chức.
Cơ quan đại diện được dịch sang tiếng Anh như sau: Representative offices
Khái niệm về cơ quan đại diện được dịch sang tiếng anh như sau:
Representative agencies are simply and easily understood as agencies, organizations or offices, units that have the function of representing the entire organization. It is also because of the representative function that depending on the nature, tasks and roles of each organization, there are one or more representatives in an organization.
2. Quy định về cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài:
Thứ nhất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện
Bất kỳ một tổ chức, hay đơn vị nào cũng sẽ có một nhiều nguyên tắc hoạt động để đảm bảo cho hoạt động quản lý, thực hiện nhiệm vụ được tốt nhất và hiệu quả nhất. Cụ thể cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài sẽ có các nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong những vấn đề liên quan đến hoạt động đối ngoại với nước khác về biển đảo, xuất nhập khẩu lao động, vốn đầu tư,…
- Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao và sự giám sát của Quốc hội. Đại diện cho chính phủ tham gia phiên chất vấn của Quốc hội, đây cũng được xem là nhiệm vụ quan trong nhất của cơ quan đại diện.
- Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của cơ quan đại diện.
- Tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện
Một, thúc đẩy quan hệ chính trị – xã hội, quốc phòng – an ninh
- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị – xã hội, quốc phòng – an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị – xã hội, quốc phòng – an ninh giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Hai, phục vụ phát triển kinh tế đất nước
– Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục – đào tạo, du lịch, hợp tác sử dụng nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan khác của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
– Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.
– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp và tổ chức thực hiện nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
– Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học – công nghệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.
Ba, thúc đẩy quan hệ văn hóa
– Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
– Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
– Tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
– Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận và hoạt động liên quan đến văn hóa của tổ chức quốc tế tiếp nhận.
– Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn và hoạt động giao lưu văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
– Tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Bốn, thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
- Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.
- Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại
tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình. - Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hộ chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cấp, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, thu hồi, hủy bỏ giấy miễn thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
- Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
- Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài và chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam cư trú tại quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện ủy thác tư pháp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam để bảo đảm tàu biển, tàu bay và phương tiện giao thông vận tải đó được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận theo quy định của pháp luật của quốc gia tiếp nhận, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phòng dịch, kiểm dịch động vật, thực vật phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
3. Tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí và trụ sở cơ quan đại diện:
Một, thành lập, tạm đình chỉ, châm dứt hoạt động
- Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
- Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
- Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.
Hai, tổ chức bộ máy và biên chế
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.
Biên chế của cơ quan đại diện bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao và căn cứ vào yêu cầu công tác, có cán bộ, công chức, viên chức của một số cơ quan hữu quan làm việc theo chế độ biệt phái phù hợp với quy định của pháp luật (sau đây gọi là cán bộ biệt phái).
Trên cơ sở đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, sau khi trao đổi thống nhất với các cơ quan hữu quan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định cụ thể về cơ cấu tổ chức và nhân sự của từng cơ quan đại diện để phụ trách các lĩnh vực sau đây:
+ Chính trị;
+ Quốc phòng – an ninh;
+ Kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học – công nghệ;
+ Văn hóa, thông tin, báo chí và giáo dục – đào tạo;
+ Lãnh sự và công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
+ Hành chính, lễ tân, quản trị.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật cơ quan đại diện Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2017.