Ngày nay, vấn đề bạo động, hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân đã không còn là vấn đề mới mẻ của nhiều người. Vậy, chính quyền nhân dân là gì? Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chính quyền nhân dân là gì?
- 2 2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
- 3 3. Các yếu tố cấu thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
- 4 4. Một số tội phạm xâm phạm đến an ninh quốc gia:
- 5 5. Ý nghĩa của việc ghi nhận tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong Bộ luật hình sự:
1. Chính quyền nhân dân là gì?
Chính quyền nhân dân là sự thống nhất về chính trị của nhân dân, bao gồm công nhân, nông dân và trí thức yêu nước làm nên tnagr do Đảng Cộng sản đại diện tiên phong cho giai cấp lãnh đạo.
Bên cạnh đó, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được hiểu là hành vi hoạt động nhằm thành lập tổ chức hoặc tham gia các tổ chức với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
Chính quyền nhân dân được dịch sang tiếng Anh như sau: “People’s government”
Tội phạm: “Crime”
Lật đổ: “Overthrow”
Lật đổ chính quyền nhân dân: “Overthrowing the people’s government”
Chuẩn bị phạm tội: “Prepare to sin”
2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
“Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, đối với hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ bị áp dụng hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, nặng hơn có bị áp dụng tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra đối với những người đồng phạm cũng sẽ bị áp dụng hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Và còn những đối tượng chỉ chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị áp dụng hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Các yếu tố cấu thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
Thứ nhất, mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi tiến hành các hoạt động nhằm thành lập tổ chức phản động, hành vi này thể hiện qua việc vạch kế hoạt thành lập tổ chức phản động, đề ra chủ trương, đường lối hoạt động, tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp người vào tổ chức… với mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (như: Soạn thảo cương lĩnh, điều lệ, kế hoạch, chương trình hoạt động, lời kêu gọi, tài liệu huấn luyện…)
Hoạt động thành lập các tổ chức bao gồm các hoạt động chuẩn bị thành lập tổ chức, đã hoặc đang tiến hành thành lập tổ chức phản động.
– Có hành vi tham gia tổ chức phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Được hiểu là trường hợp có người phạm tội tuy không tham gia thành lập tổ chức phản động nhưng biết rõ mục đích của tổ chức là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và đã tán thành cương lĩnh, điều lệ, tự nguyện đứng vào trong hàng ngũ của tổ chức phản động đó.
Chính quyền nhân dân là bộ máy Nhà nước được thiết lập từ Trung ương đến địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân. Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm có bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
Lưu ý: Người chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ hai, khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, uy hiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của chính quyền nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Thứ ba, mặt khách quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nghĩa là mục đích thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập một nhà phản động. Mục đích nêu trên là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Thứ tư, chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
4. Một số tội phạm xâm phạm đến an ninh quốc gia:
Thứ nhất, tội phản bội Tổ quốc
– Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
– Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, tội gián điệp
– Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
+ Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ ba, tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
– Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
– Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ tư, tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
– Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
– Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ năm, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
– Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
+ Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
+ Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ sáu, tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
– Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
5. Ý nghĩa của việc ghi nhận tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong Bộ luật hình sự:
Ghi nhận tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong Bộ Luật Hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, nó làm thất bại âm mưa và hoạt động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ý nghĩa cụ thể của việc ghi nhận tội này trong luật Hình sự Việt Nam cụ thể như sau:
Thứ nhất, ghi nhận tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng chống lại mọi hành vi phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai, ghi nhận tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong luật Hình sự góp phân ngăn chặn các hành vi phạm tội và chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các thế lực thù địch đồng thời góp phần giữ vững ổn định về chính trị, phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
Thứ ba, ghi nhận tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trông luật Hình sự Việt Nam góp phần xây dựng một nhà nước Việt Nam hùng mạnh phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
–