Quyền và nghĩa vụ về nhân thân? Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái?
Hôn nhân được phát sinh từ sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong đời sống hàng ngày. Trong cuộc sống hôn nhân thì bên cạnh mặt tình cảm vợ chồng thì pháp luật cũng đặt ra những quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân. Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, để gắn kết được vợ chồng thì phải rào buộc nhau bởi quyền và nghĩa vụ cụ thể. Vậy quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân gia đình theo
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Hông nhân và gia đình 2014.
Trong đời sống hôn nhân, vợ chông sống với nhau vì tình cảm nhưng pháp luật cũng có quy định về những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân có thể chia là 2 nhóm quyền cơ bản là Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và quyền và nghĩa vụ về tài sản. Ngoài ra thì trong hôn nhân và gia đình còn quy định nghĩa vụ của vợ chồng với con cái.
1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, xóa bỏ định kiến giới.
Quy định này khác với quy định trong
Quy định này là hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên thực hiện bình đẳng giới đối với quyền này trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với nữ giới. Có những khó khăn này sở dĩ vì những lý do sau:
– Xuất phát từ tâm lý người chồng không muốn vợ dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội hay nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà chỉ muốn người vợ dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình.
– Trên thực tế thì phụ nữ phải dành nhiều thời gian cho công việc gia đình hơn nam giới rất nhiều. Theo khảo sát thì thời gian phụ nữ dành thời gian cho công việc xã hội và gia đình là 13 tiếng, còn nam giới thời gian trung bình dành cho các công việc này chỉ là 9 tiếng.
– Nữ giới khi tham gia vào thị trường lao động còn gặp nhiều khó khăn như: tuổi nghỉ hưu của phụ nữ thì sớm hơn nam giới, cùng một công việc nhưng đa số người phụ nữ nhận được mức lương thấp hơn so với người nam giới…
Do đó, cần có những biện pháp hỗ trợ để người phụ nữ có thể thực hiện tốt hơn những quyền này trên thực tế, bảo đảm bình đẳng giới thực sự trong gia đình giữa vợ và chồng.
Theo Điều 39
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng được quy định tại Điều 17, 18,19, 20, 21, 22, 23
Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng theo Điều 17
Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng theo Điều 18 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
Quyền và nghĩa vụ về tình nghĩa vợ chồng theo Điều 19 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Bên cạnh đó, vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Bảo đảm quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng theo Điều 20 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận với nhau, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính.
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng theo Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng Điều 22 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì vợ, chồng khi đã về chung một mái nhà có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Điều 23 thì vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
2. Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản
– Về tài sản: xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch; lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận; quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; …
Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng về tài sản trong hôn nhân được quy định tại Điều 24, 28, 29, 30, 31, 37
– Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định pháp luật và phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng theo khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
– Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận theo khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
– Vợ, chồng bình đẳng với nhau về:
– Quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
– Đồng thời, vợ chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình căn cứ theo Điều 29.
– Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên căn cứ theo Điều 30.
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng căn cứ theo Điều 31.
Vợ chồng có trách nhiệm liên đới với các nghĩa vụ chung về tài sản theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
-Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
3. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (theo khoản 1 Điều 71).
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định pháp luật.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con:
– Có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở;
– Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi có căn cứ thay đổi tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình.
– Đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con:
– Không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình;
– Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình;
– Yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Đối với việc giáo dục con cái thì cha mẹ vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
– Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
– Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
– Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.
Đối với việc giám hộ cho con thì cha mẹ là người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
– Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
– Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.