Đặc điểm quyền nhân dân giữa vợ và chồng? Nội dung quyền nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình?
Gia định theo như quy định của Hiến pháp Việt Nam thì được xem là tế bào của xã hội và tế bào này được hình thành dựa trên cơ sở của hôn nhân. Trong quá trình các chủ thể là nam và nữ thực hiện việc kết hôn chính điều này đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Mà theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong quan hệ này bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng trong quan hệ pháp luật này, trong đó thì quan hệ nhân thân là cơ bản, đã được ghi nhận từ lâu và nó có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể liên quan đến quan hệ này. Có thể thấy rằng, quan hệ hôn nhân được bền chặt và khăng khít là do có sự chi phối của các quyền và nghĩa vụ nhân thân tồn tại giữa vợ và chồng.
Tuy nhiên, thực tế thực hiện những quy định về quyền nhân thân giữa vợ và chồng theo
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
1. Đặc điểm quyền nhân dân giữa vợ và chồng
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ nhân thân thì có thể nhận thây rằng quyền này không chỉ mang yếu tố tình cảm mà nó còn là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, Không những thế mà nó còn được gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Đông thời thì nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng.
Không những thế mà việc pháp luật hiện hành có quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng còn được biết đến là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết họp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội.
Từ các định nghĩa về quyền nhân thân giữa vợ và chồng có thể đưa ra các đặc điểm của quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh trên cơ sở kết hôn, gắn liền với quan hệ vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân. Các quyền và nghĩa vụ này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tức là, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được bắt đầu bằng việc đăng ký kết hôn. Theo đó, vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Còn sau khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực hoặc khi một trong hai bên bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.
Thứ hai, quyền nhân thân là quyền gắn liền với cá nhân và không thể là đối tượng chuyển dịch cho người khác, quyền này có tính độc lập, cá biệt hoá cá nhân này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn. Vì vậy, quyền nhân thân của vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác, không thể do người khác thực hiện thay mà chỉ phụ thuộc giữa vợ chồng.
Thứ ba, các quyền nhân thân giữa vợ và chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Quyền nhân thân của cá nhân được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự và được cụ thể hóa tại Luật Hôn nhân và gia đình với chủ thể cụ thể là vợ chồng. Quyền nhân thân của vợ chồng được pháp luật quy định trong các quy phạm pháp luật nên có thể thấy quyền này đã được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Như vậy, có thể thấy rằng chỉ khi hai bên vợ chồng xác lập quan hệ hôn nhân thì lúc này pháp luật hiện hành mới xác lập được quyền và nghĩa vụ nhân thân lên vơ chồng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời thì quyền nhân thân là một trong những quyền rất đặc biệt và có không thẻ thực hiện việc chuyển dời các quyền này từ người này sang người khác như các nghĩa vụ dân sự bình thường khác được. Bởi lẽ có quy định này là do, pháp luật hôn nhân và gia đình đã và đang hướng tới việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng tốt nhất.
2. Nội dung quyền nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình
Trên cơ sở quy định về quyền nhân thân của vợ và chồng hiện nay được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015,
Nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, quan tâm, chăm sóc nhau được điều chỉnh bằng các nguyên tắc đạo đức, truyền thống và theo phong tục, tập quán của người Việt Nam rồi sau đó được nâng dần lên thành luật. Vi phạm những quy tắc đạo đức chỉ bị xã hội lên án, vi phạm các quy tắc pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định.
Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình nêu rõ:
“1.Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ , thực hiện các công việc trong gia đình.
2.Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ, chồng có có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lí do chính đáng khác.”
Như vậy, từ quy định này cho thấy, pháp luật hiện hành rất quan tâm và trú trọng đến sự gắn kết chặt chẽ giữa vợ, chồng trong đời sống hôn nhân gia đình. Hai bên có nghĩa vụ hỗ trợ, cùng nhau sinh sống, tạo lập sợi dây liên kết chung khăng khít bắt đầu từ nền tảng tình cảm tình yêu chân thành. Chỉ có sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ thường xuyên, kịp thời giữa hai người thì hôn nhân mới có thể lâu dài, bền vững. Mục đích của việc quy định vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thủy với nhau là để ngăn các quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
– Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được pháp luật quy định.
– Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng: Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được tôn trọng và bảo vệ.
– Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Bên cạnh đó, vợ chồng còn có nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ tình cảm bằng việc luôn tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho đối phương. Điều 21 Luật hôn nhân gia đình đã quy định:
– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Có thể thấy, vấn đề này có sự liên quan ảnh hưởng mật thiết giữa cả hai bên vợ và chồng. Khi vợ chồng có ý thức, trách nhiệm bảo vệ danh dự, uy tín của người kia thì đồng thời chính bản thân mình cũng sẽ được mọi người tôn trọng. Pháp luật không cho phép các trường hợp vợ, chồng xúc phạm, bôi nhọ, làm xấu đi danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau vì bất cứ mục đích nào.
– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Do đó, bất cứ ai có lời nói, cử chỉ, hành vi làm nhục người khác, xâm phạm đến danh dự uy tín đã là trái pháp luật thì vợ chồng là những người gắn kết với nhau bằng tình yêu, tự nguyện kết hôn chung sống tạo lập cuộc sống gia đình chung càng cần phải ý thức sâu sắc vấn đề bảo vệ, tôn trọng uy tín của nhau. Một khi vợ, chồng còn chưa trọng nhau thì việc để người khác tôn trọng mình là rất khó. Nếu sau khi kết hôn, giữa hai bên không tồn tại nền tảng tôn trọng cơ bản này thì sẽ không thể là hôn nhân hạnh phúc, bền vững.
– Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
– Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh: Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.
Trong mối quan hệ vợ chồng, thể hiện tình cảm yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau là điều cần thiết phải được thực hiện chân thành, thường xuyên, tự nhiên nhất. Bởi nó chỉ phát sinh giữa hai chủ thể đặc biệt là vợ-chồng thông qua sự kiện pháp lí quan trọng là kết hôn, không ai có thể thay thế vợ/ chồng trong việc thể hiện tình cảm với người còn lại.