Để áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án, cần phải hội đủ các điều kiện sau đây: Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài. Vậy cưỡng chế thi hành án dân sự là gì? Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền dùng quyền lực nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế quyền, nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp nghiêm khắc nhất, do đó, Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án không được áp dụng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc đó là:
* Chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định, bao gồm:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định( Điều 71
* Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Ngoài ra, cơ quan thi hành án dân sự không không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án.
* Việc tổ chức cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác. Chấp hành viên phải ước tính giá trị tài sản để làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án( Điều 13
* Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào bản án, quyết định và từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi rất cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức Chấp hành viên. Vì việc tổ chức cưỡng chế thi hành án có thuận lợi hay không, an toàn hay không và có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bản xảy ra việc cưỡng chế hay không tùy thuộc vào việc có áp dụng thống nhất nguyên tắc này trên thực tế của Chấp hành viên.
3. Nhà đang trong quá trình cưỡng chế thi hành án có bán được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, gia đình tôi vừa mua lại căn nhà của bà Nguyễn Thị A, đã hoàn thành thủ tục công chứng tại phòng công chứng quận. Phòng tài nguyên môi trường cũng đã hoàn thành việc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đứng tên gia đình tôi, nhưng phòng tài nguyên môi trường giữ lại do quyết định của phòng thi hành án. Tôi cũng vừa nhận được quyết định cưỡng chế, kê biên căn nhà này của bà Nguyễn Thị A. Luật sư cho tôi hỏi là về mặt pháp lý tôi đã hoàn thành mọi thủ tục hành chính và đóng thuế đầy đủ, vậy việc phòng tài nguyên môi trường giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi có hợp pháp không? Và bên thi hành án có quyền cưỡng chế, kê biên tài sản này hay không? Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tôi phải làm những gì thưa luật sư. Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2008: Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
1. Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.
2. Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
3. Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản.
Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật này; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.”
Như vậy, phòng tài nguyên môi trường có thẩm quyền giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn lại bởi ngôi nhà này đang bị tiến hành thi hành án và đã có quyết định của cơ quan thi hành án gửi xuống phòng tài nguyên môi trường.
Nếu bà A không trả được nợ cho chủ nợ của mình thì cơ quan thi hành án hoàn toàn có quyền cưỡng chế và kê biên tài sản để đảm bảo bà A thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Nếu bà A trả được số nợ với người chủ nợ thì cơ quan thi hành án không có quyền cưỡng chế ngôi nhà này.
Về phía gia đình bạn, hiện nay
4. Khiếu nại quyết định cưỡng chế thi hành án:
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ tôi là Đỗ Thị Huệ hộ khẩu thường trú tại Xóm Dợ xã Hòa Xá huyện Ứng Hòa – Hà nội cho bạn là Trịnh Văn Đại Cùng Vợ Là Nguyễn Thị Tâm trú tại thôn Đinh Xuyên xã Hòa Nam – Ứng Hòa – Hà Nội vay một số tiền 238 triệu VNĐ theo tình cảm thân quen, không có thế chấp để làm vốn kinh doanh, có giấy vay nợ đàng hoàng. lúc gia đình tôi có việc cần đòi tiền thì đối tác không trả, vợ tôi đã khởi kiện bên vay ra tòa án dân sự, tòa sử, bên vay phải trả số tiền đã vay 238 triệu đồng xong trước ngày 01/9/2014. đến hạn đó, bên vay vẫn không trả. vợ tôi đã làm giấy yêu cầu chi cục thi hành án huyện Ứng hòa thi hành bản án do Tòa án dân sự huyện Ứng Hòa – Hà nội đã tuyên và đã có hiệu lực. khi chi cục thi Hành án làm việc thì trả lời gia đình tôi là tài sản bên vay không có khả năng thi hành án ? Hiện Nay, tôi thấy bên vay nợ nhà tôi vẫn sử dụng ngôi nhà 3 tầng ở xóm 8 xã Hòa Nam và cửa hàng vàng bạc vẫn kinh doanh bình thường tại địa chỉ trên ? tôi phải làm sao để đòi lại được số tài sản đã bị người vay có ý định lừa đảo, chiếm đoạt? Xin cảm ơn luật sư rất nhiều.?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, nếu có căn cứ cho rằng văn bản trả lời của cơ quan thi hành án dân sự là không hợp lý và bạn có căn cứ chứng minh bên vay tài sản của bạn vẫn còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp tới cơ quan thi hành án, yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án dân sự huyện Ứng Hòa. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 và Điều 7 Luật khiếu nại 2011:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
…”
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Nếu có căn cứ chứng minh chính xác, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của bên vay nợ. Nếu đứng bên vay nợ còn tài sản thì cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu bên vay nợ thực hiện nghĩa vụ, nếu vẫn cố ý không muốn thực hiện thì sẽ cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản và buộc xử lý tài sản của bên vay để trả nợ cho bạn. Căn cứ quy định tại Điều 46
“1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”
5. Chi phí cưỡng chế thi hành án do bên nào chịu:
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi có 1 mảnh đất bị kiện và được tòa xét xử chia đôi. Nhưng do còn vướng 1 số vấn đề nhà tôi chưa thể giao đất cho bên kia. Xin cho tôi hỏi về luật cưỡng chế đất nếu bị cưỡng chế nhà tôi có mất phí không ạ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 3 Luật thi hành án sửa đổi, bổ sung 2014 thì giải thích một số thuật ngữ sau:
– Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án.
– Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
– Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
– Có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
– Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định.
– Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.
Cưỡng chế thi hành án xảy ra khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án được chi trả theo Điều 73
Người phải thi hành án chịu:
– Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 73 Luật thi hành án dân sự 2008;
– Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
– Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
– Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật thi hành án dân sự 2008; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
– Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Như thế, về nguyên tắc chi phí cưỡng chế thi hành án do bên bạn chịu tương ứng với các khoản nêu trên.