Rượu là gì? Thủ tục cấp giấy phép bán rượu cho người tiêu dùng? Thủ tục cấp phép bán thuốc lá?
Việc kinh doanh dịch vụ không còn quá xa lạ với chúng ta cả về mặt hình thức kinh doanh hoặc nội dung kinh doanh. Có thể thấy, giới trẻ hiện nay khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh rất là nhiều mặc dù sẽ có những trường hợp thành công, có trường hợp thất bại. Nhưng có một mô hình kinh doanh của giới trẻ được biết đến và thu hút được nhiều khách hàng đó chính là hình thức mở quán bar hoặc quầy bar trong một khách sạn với thức uống mang lại cảm giác hưởng thụ cho khách hàng là các loại rượu vang theo từng mức độ nhẹ đến nặng hoặc các loại nước pha chế theo kiểu cocktail. Vậy, đối với những mặt hàng thức uống này thì người kinh doanh có cần phải xin giấy phép kinh doanh không?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương
– Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
– Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;
– Nghị định 106/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
– Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
1. Rượu được pháp luật quy định là gì?
Căn cứ theo
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol).
Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.
2. Thủ tục cấp giấy phép bán rượu cho người tiêu dùng
2.1. Điều kiện bán rượu cho người tiêu dùng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh/ chị,
Khách sạn em kinh doanh về dịch vụ lưu trú & có một quầy bar phục vụ thức uống cho khách, trong đó có phục vụ rượu (rượu vang, rượu mạnh & các loại nước cocktail) và thuốc lá cho khách. Gần đây, em nghe thông tin là nếu nhà hàng, khách sạn có kinh doanh rượu & thuốc lá thì phải có đăng ký giấy phép. Nên anh/ chị vui lòng cho em hỏi trong trường hợp của khách sạn em thì có cần xin giấy phép kinh doanh rượu & thuốc lá không ạ?
Em cảm ơn anh/ chị nhiều
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật thì rượu là một thức uống có cồn, và trên thị trường có rất nhiều loại rượu giả, rượu chế biến không an toàn đến sức khỏe con người theo đó để kinh doanh bán rượu trong quầy thì người kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Người kinh doanh bán rượu tại chỗ phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, người kinh doanh bán rượu tại quầy thì có quyền mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu theo nội dung ghi trong giấy phép, bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm bán hàng của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép và người bán rượu phải đảm bảo các yếu tố như:
– Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
– Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
– Thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm
– Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được “sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
2.2. Trình tự cấp giấy phép bán rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (01 bộ) bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
– Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Thẩm quyền cấp giấy phép:
– Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
– Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
Thủ tục cấp giấy phép:
– Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
3. Thủ tục cấp phép bán thuốc lá
Hiện nay thì pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về thuốc lá và chúng ta có thể hiểu thuốc là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ. Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện.
3.1. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
– Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
– Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
3.2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
– Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá, thương nhân phải tiến hành lập và lưu Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp bạn mở quầy bar phục vụ thức uống cho khách, trong đó có phục vụ rượu (rượu vang, rượu mạnh & các loại nước cocktail) và thuốc lá cho khách thì bạn phải có giấy phép bán rượu, thuốc lá cho người tiêu dùng tại chỗ vì kinh doanh rượu là một loại hình kinh doanh có điều kiện. Mặc dù bạn mở quầy nhưng do thương nhân là chủ sở hữu khách sạn đồng ý cho bạn chỗ mở nên bạn vẫn phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép về rượu, thuốc lá