Hiện nay trên cả nước có hàng triệu sinh viên, người học xong trung cấp, cao đẳng thì mong muốn liên thông lên đại học. Người học xong đại học thì có nhu cầu học lên cao học. Vậy đơn xin ôn thi và dự thi cao học là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin ôn thi và dự thi Cao học là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin ôn thi và dự thi Cao học mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ôn thi và dự thi Cao học chi tiết nhất:
- 4 4. Học Cao học ở Việt Nam trong bao lâu:
- 5 5. Học phí học Cao học có đắt không?
- 6 6. Những lưu ý khi chọn trường để học thạc sĩ:
1. Đơn xin ôn thi và dự thi Cao học là gì?
Xu thế mở của nền kinh tế đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách phát triển nhân tài với phương châm đặt sự nghiệp giáo dục lên hàng đầu; con người được coi như nguồn nhân lực có tiềm năng khai thác vô tận. Chính vì thế mà mỗi cá nhân trong xã hội luôn phấn đấu không ngừng nghỉ trong hành trình tu dưỡng bản thân. Học Cao học là một trong những lựa chọn khá phổ biến mở ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp với một một mức lương tốt hơn,…
Học cao học là gì? Học thạc sĩ hay còn gọi là học sau đại học là chương trình học tiếp theo của bậc đại học. Có rất nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đã lựa chọn tìm kiếm một công việc có mức lương ổn định đủ trang trải cuộc sống
Khi đang làm việc tại một đơn vị nào đó mà bạn có mong muốn được tạo điều kiện ôn thi và dự thi cao học, điều đầu tiên cần làm đó chính là việc bạn phải soạn thảo một lá đơn trình bày nguyện vọng. Nói một cách dễ hiểu: Đơn xin ôn thi và dự thi cao học là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới bạn giám hiệu nhà trường, phòng quản trị nhân sự, đơn vị nơi người đó đang công tác để xin về việc được tham gia ôn thi và dự thi sau đại học. Mẫu đơn ghi rõ thông tin của người làm đơn, thời gian tham gia ôn thi và dự thi, kinh phí….
2. Mẫu đơn xin ôn thi và dự thi Cao học mới nhất:
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin ôn thi và dự thi cao học như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
ĐƠN XIN ÔN THI VÀ DỰ THI SAU ĐẠI HỌC
Kính gửi:
Ban Giám hiệu;
– Phòng Quản trị Nhân sự;
– Đơn vị đang công tác……….
Tôi tên: ……, sinh ngày:…
Quê quán: ……
Hiện đang công tác tại : ……. thuộc Trường ……
Chức danh/Chức vụ:……
Chuyên ngành đã được đào tạo: ……
Thời gian công tác:……….
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo năm ……….. và tình hình thực tế của Trường ……..Theo
Xét trình độ chuyên môn và năng lực của bản thân. Nay, tôi kính đơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự, (Đơn vị đang công tác………..) cho phép tôi được tham gia ôn thi và dự thi tại: ……
+ Ngành học: ……
+ Bậc: ……
+ Thời gian: ……
+ Hình thức: …… (tập trung hay không tập trung)
+ Kinh phí học tập: ……(Ngân sách Nhà nước hay tự túc)
Tôi kính mong Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự, Đơn vị đang công tác ….. xem xét cho tôi được tham gia ôn thi và dự thi như đã trình bày như trên. Tôi cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo.
Chân thành cảm ơn!
…., ngày…..tháng….năm.
HIỆU TRƯỞNG P. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ĐƠN VỊ….. KÍNH ĐƠN
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ôn thi và dự thi Cao học chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi tên đơn vị người làm đơn đang công tác
Phần thông tin cá nhân của người có nguyện vong ôn thi và dự thi cao học:
Mục họ tên, ngày sinh, quê quán: Họ và tên ghi đầy đủ như trong giấy khai sinh bằng chữ in hoa
Mục đơn vị công tác tại : ……. thuộc Trường :
Chức danh, chức vụ, chuyên ngành đào tạo: Khai chính xác, trung thực
Phân thông tin của cơ sở đào tạo cao học:
Tên trường: Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội
Bậc: Ghi Cao học
Thời gian: Ghi khoảng thời gian từ….đến…..
Hình thức: Tập trung hay không tập trung
Ngành đào tạo: Ví dụ: Ngành Luật học, luật kinh tế,…
Phần cam kết:
Tôi kính mong Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự, Đơn vị đang công tác ….. xem xét cho tôi được tham gia ôn thi và dự thi như đã trình bày như trên. Tôi cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo.
Chân thành cảm ơn!
Phần kính đơn: Ký tên và ghi tên đầy đủ của người làm đơn
4. Học Cao học ở Việt Nam trong bao lâu:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.
Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt. Việc đào tạo thạc sĩ bằng ngôn ngữ nước ngoài do cơ sở đào tạo quyết định theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT thì thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ từ một đến hai năm học. Cụ thể:
Đối với mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thời gian đào tạo được quy định như sau:
– Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời bảo đảm đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo;
– Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo;
– Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.
5. Học phí học Cao học có đắt không?
Phần lớn các trường hiện nay đều đào tạo thạc sĩ theo hình thức tín chỉ với nhiều học phần khác nhau. Vì vậy, các trường thường dựa vào số tín chỉ để thu học phí. Tuy nhiên học phí mỗi tín chỉ phụ thuộc vào quy chế đào tạo của từng trường, đương nhiên nằm trong khuôn khổ của Bộ GD-ĐT
Ngoài ra, đối với từng hình thức đào tạo thì học phí không giống nhau. Thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và thạc sĩ theo định hướng ứng dụng có học phí không giống nhau. Bên cạnh đó, những học viên học lại, thi lại thì mức học phí cao học thường sẽ cao hơn học lần đầu.
Thật khó để đưa ra một con số học phí chính xác về chương trình đào tạo thạc sĩ. Vì trường khác nhau, ngành khác nhau, tín chỉ khác nhau, học phần khác nhau,…
6. Những lưu ý khi chọn trường để học thạc sĩ:
Đầu tiên cần nhấn mạnh một lần nữa, học thạc sĩ đang là một xu thế, tuy nhiên nó không phải là con đường duy nhất để phát triển bản thân, càng không phải là con đường dành cho những người nghĩ rằng học thạc sĩ là cách thức nâng cao vị thế của bản thân trong xã hội. Khi quyết định học lên thạc sĩ, chúng ta cần tự hỏi: Bản thân mình có phù hợp hay không? Mục đích học lên là gì? Tự đánh giá năng lực của bản thân, và xét xem ngành học mà mình học lên có những cơ hội ra sao? Bất kể một hành trình nào khi dấn thân sẽ chỉ mở ra cơ hội thành công cho những ai sẵn sàng, quyết tâm và có sự chuẩn bị chu đáo.
Ngoài ra các chuyên gia cũng cho biết một trong những sai lầm phổ biến nhất trong các bộ hồ sơ đăng ký cao học là một bảng điểm rất đẹp nhưng lại thiếu kinh nghiệm làm việc. “Tích lũy kinh nghiệm làm việc sẽ giúp các bạn trẻ hiểu được việc học thạc sĩ và công việc có được sau khi tốt nghiệp có phù hợp với mình hay không”, The Independent dẫn lời giảng viên Jamie Furniss tại Đại học Edinburgh (Anh).
Nhiều người nghĩ rằng điểm số ở bậc đại học là quan trọng khi nộp hồ sơ học thạc sĩ hay làm việc sau này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điểm số không mấy quan trọng. Thậm chí, khi bạn đã làm việc suốt nhiều năm thì cùng không ai hỏi điểm số trên lớp làm gì.
Hãy tìm ra ngành học bạn yêu thích và theo đuổi nó vì chỉ có vậy bạn mới tìm được niềm say mê và thật sự tận hưởng trên hành trình dài rộng khẳng định bản thân trong một nền kinh tế tri thức.