Khi xảy ra những tranh chấp, các bên nếu không tự thương lượng hòa giải thì tòa án là một trong những phương án giải quyết được các bên lựa chọn, lúc này một trong hai bên sẽ tiến hành soạn thảo đơn khởi kiện.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn là gì?
- 2 2. Khi nào soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn?
- 3 3. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn mới nhất:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn chi tiết nhất:
- 5 5. Thủ tục giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn:
- 6 6. Những lưu ý khi viết đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn
1. Đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3
Tranh chấp tài sản sau khi ly hôn là một trong những dạng tranh chấp phổ biến. Đơn khởi kiện tranh chấp tài sản là đơn được lập ra để khởi kiện về việc tranh chấp tài sản sau khi ly hôn.
2. Khi nào soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn?
Khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn là trường hợp vợ chồng khi ly hôn không yêu cầu tòa án phân chia tài sản nhưng sau khi ly hôn một trong hai bên lại kiện đòi chia tài sản.
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn là mẫu đơn được lập ra với mục đích khởi kiện về tranh chấp tài sản. Đơn khởi kiện có thể viết tay hoặc đánh máy và phải đảm bảo đúng nội dung khởi kiện, người lập đơn
Cơ sở pháp lý:
3. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn mới nhất:
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn gồm những nội dung như sau:
+ Thông tin người làm đơn
+ Nội dung khởi kiện
Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn được viết tương tự theo Mẫu số 23 ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP cụ thể như sau:
Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Tòa án nhân dân (2)………
Người khởi kiện: (3)……..
Địa chỉ: (4) ……..
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: …….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………. (nếu có)
Người bị kiện: (5)…….
Địa chỉ (6) ………
Số điện thoại: …………(nếu có); số fax: ……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……… (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……..
Địa chỉ: (8)………
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : ……..(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…….
Địa chỉ: (10) …….
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..…….. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)…….
Người làm chứng (nếu có) (12)……….
Địa chỉ: (13) …….
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………. (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)……….
1……
2……
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …….
Người khởi kiện (16)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn chi tiết nhất:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Thủ tục giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn:
Hồ sơ chuẩn bị
Khi thực hiện việc khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn;
– Các tài liệu chứng cứ kèm theo:
– Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc các giấy tờ tùy thân khác;
– Sổ hộ khẩu;
– Bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc đã ly hôn;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng;
Thẩm quyền giải quyết của tòa án
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn được xác định là tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau ly hôn (Điều 35 BLTTDS 2015).
Trường hợp nếu tài sản có bất động sản thì việc chia tài sản sau khi ly hôn không có quan hệ tranh chấp hôn nhân và nuôi con chung nên thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản tranh chấp.
Thủ tục giải quyết chia tài sản sau ly hôn
– Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
– Tòa án nơi nhận đơn sẽ tiến hành nhận đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án;
– Tòa án xét xử sơ thẩm giải quyết vụ án
– Xét xử phúc thẩm (nếu có)
Thời gian giải quyết
– Giải quyết chia tài sản chung sau ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vụ án phức tạp thì có thể kéo dài hơn);
– Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoản từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);
6. Những lưu ý khi viết đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau khi ly hôn
– Người khởi kiện cần phải cung cấp chính xác địa chỉ mà người bị khởi kiện đang sinh sống, làm việc. Trường hợp khi lập đơn khởi kiện nhưng không rõ địa chỉ cư trú của người bị kiện thì ghi địa chỉ cư tr, làm việc cuối cùng của họ mà bạn biết.
– Trong quá trình viết đơn tranh chấp tài sản sau khi ly hôn, bạn cần thể hiện được nội dung cần giải quyết ở đây là gì. Nội dung này bạn cần trình bày một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo thể hiện được nội dung vấn đề để cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể nắm bắt nhanh vấn để.
– Phần yêu cầu khởi kiện là nội dung bắt buộc, phải được trình bày rõ ràng, đồng thời mang tính đề xuất để tòa án xem xét giải quyết, tránh tình trạng đưa ra các yêu cầu phi thực tế.