Đối với những người theo Công giáo, khi người bạn đời của mình không theo đạo thì họ cần phải trải qua quá trình học giáo lý hôn nhân để hội tụ đủ điều kiện kết hôn theo luật Công giáo. Vậy đơn xin học giáo lý hôn nhân là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin học giáo lý hôn nhân là gì?
- 2 2. Khi nào viết đơn xin học giáo lý hôn nhân:
- 3 3. Mẫu đơn xin học giáo lý hôn nhân mới nhất:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin học giáo lý hôn nhân dành cho người theo đạo chi tiết nhất:
- 5 5. Nội dung của giáo lý hôn nhân:
- 6 6. Ý nghĩa thiêng liêng của việc học giáo lý hôn nhân:
1. Đơn xin học giáo lý hôn nhân là gì?
Người Công giáo rất coi trọng tình yêu, nhất là tình yêu vợ chồng, vì thế đôi nam nữ trước khi đến trình diện với cha xứ phải qua quá trình tìm hiểu và yêu thương nhau. Cả hai đều tự nguyện yêu thương nhau mà không bị ràng buộc hay ép thúc từ bất cứ một người thứ ba nào khác, khi đã xác định đời sống hôn nhân, hai người mới quyết định lấy nhau, đến trình diện với cha xứ nơi hai người sinh sống.
Giáo lý hôn nhân là hành trang mà Giáo hội chuẩn bị cho đôi bạn trẻ bước vào đời sống gia đình với một kiến thức nhất định về đạo cũng như đời. Thông thường thời gian học cho cả hai người đều là Ki-tô hữu khoảng 6 tháng, còn nếu là tân tòng (những người trở lại đạo) thời gian học sẽ lâu hơn.
Một tín hữu Công Giáo muốn lập gia với bất cứ ai, phải theo những điều luật được qui định theo Giáo Luật. Vì vây, đơn xin học giáo lý hôn nhân có thể hiểu là đơn xin tham gia lớp học giáo lý hôn nhân dành cho người theo đạo chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân, nó được coi như điều kiên bắt buộc trọng thủ tục hôn nhân của người theo đạo.
2. Khi nào viết đơn xin học giáo lý hôn nhân:
Quá trình chuẩn bị hôn lễ của những người theo đạo có những điểm tương đối khác biệt đối với hôn nhân của những người ngoại đạo. Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị trước khi hôn lễ diễn ra gồm:
–
– Chứng chỉ rửa tội mới cấp không quá 6 tháng;
– Chứng chỉ thêm sức (nếu chưa lãnh nhận bí tích Thêm sức, thì kiếm nơi học khóa căn bản để kịp chịu Thêm sức);
– Chứng chỉ giáo lý hôn nhân; bằng giáo lý hôn nhân
– Sổ gia đình công giáo (bản chính);
– Giấy đăng ký kết hôn dân sự (trình trước khi làm lễ cưới);
– Giấy miễn chuẩn ngăn trở do Đấng Bản Quyền cấp (đối với hôn nhân khác đạo, hôn nhân hỗn hợp).
Chứng chỉ học lớp giáo lý hôn nhân được coi như thành phần bát buộc phải có trong hồ sơ hôn phối. Đôi bạn là người công giáo phải học giáo lý hôn nhân tối thiểu 3 tháng, nếu một người khác đạo muốn theo công giáo phải học giáo lý tân tòng tối thiểu là 6 tháng. Học sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký hôn phối. Hoặc đăng ký hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.
3. Mẫu đơn xin học giáo lý hôn nhân mới nhất:
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin được học giáo lý hôn nhân như sau:
GIÁO PHẬN …….
GIÁO HẠT …….
GIÁO XỨ ……..
ĐƠN XIN HỌC GIÁO LÝ HÔN NHÂN
Kính trình cha xứ.
Con là: ……
Sinh ngày….tháng…….năm…
Con ông: ……và bà: ………
Thuộc giáo họ….. giáo xứ ……..
Địa chỉ: ………
Và bạn con là: ……..
Sinh ngày….tháng…….năm……
Con ông: ………và bà: …….
Thuộc giáo họ….. giáo xứ …….
Địa chỉ: …….
Chúng con viết đơn này kính trình cha xứ cho chúng con được học giáo lý Hôn nhân, và giáo lý Hội Thánh Công Giáo để được cử hành Bí tích hôn nhân theo Giáo luật.
Chúng con xin cam kết học nghiêm túc, đầy đủ thời gian và các môn học đã quy định.
Chúng con xin chân thành cám ơn cha xứ.
….., ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin học giáo lý hôn nhân dành cho người theo đạo chi tiết nhất:
Phần thông tin cá nhân của người soạn đơn:
Con là: (Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên bằng chữ in hoa)
Ngày tháng năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh
Con ông:….bà:…..ghi tên bố mẹ đẻ, ghi chữ in hoa đầy đủ họ, tên
Thuộc giáo họ….giáo xứ:…ghi tên giáo họ, giáo xứ của bản thân
Phần thông tin của người hôn phối:
Và bạn con là….Ghi tên người hôn phối, ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên bằng chữ in hoa
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
5. Nội dung của giáo lý hôn nhân:
Nội dung của giáo lý hôn nhân bao gồm 3 phần, tất cả đều hướng đến cái thiện, sự tôn kính Thiên Chúa, coi trọng hôn nhân, gia đình:
– Giáo lý đạo
– Bí tích hôn nhân
– Những điều cần tin, làm và giữ.
Khi đi học giáo lý hôn nhân, cả người nam và người nữ nên đi học cùng nhau để cùng hiểu, cùng chia sẻ, cùng thấm nhuần lời dạy của Linh Mục, đến cuối khóa người nam/nữ không theo đạo Công giáo sẽ phải trải qua một kỳ thi viết và vấn đáp với nội dung thi đã nằm trong khung chương trình giảng dạy của giáo lý hôn nhân. Nếu vượt qua sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học giáo lý hôn nhân. Từ đây bạn có thể thực hiện những bước tiếp theo là xin
6. Ý nghĩa thiêng liêng của việc học giáo lý hôn nhân:
Được gi nhận trong các tài liệu và truyền bá đạo giáo ý nghĩa của hôn nhân trong những buổi học giáo lý là nền tảng và tạo lập những ý nghĩa của hôn nhân từ đó hôn nhân trong giáo được tôn thờ và kính trọng
Hôn nhân Công giáo chính là một khoảnh khắc linh thiêng, tại khoảnh khắc này chúa Giê su sẽ giúp một nam và một nữ tác hợp lại trở thành một cặp vợ chồng được công nhận. Khi đứng trước Thiên chúa và Hội thánh, họ sẽ thề nguyện với nhau, xin ơn trên chứng giám và phù hộ cho cuộc hôn nhân này. Với những gì Chúa đã mang lại, họ phải giữ lời thề và sống xứng đáng với những gì mà họ được ân sủng. Điều đó đồng nghĩa với việc, từ đây, 2 vợ chồng sẽ không thể nào chia rẽ, phải yêu thương nhau trọn đời trước sự chứng giám của thần linh
Với những ý nghĩa thiêng liêng đó, những người ngoại đạo (không theo Công giáo) phải trải qua một khóa học giáo lý để có thể hiểu được đặc tính của Công giáo, của hôn nhân Công giáo và hiểu rõ tường tận nhưng sinh hoạt của người vợ/chồng của mình khi sinh hoạt tôn giáo. Đồng thời qua giáo lý hôn nhân họ sẽ hiểu được sự cao quý và thánh thiện của Thiên chúa từ đó áp dụng vào trong hôn nhân và trong giáo dục con cái sau này
Tuy nhiên, trước khi bước vào học giáo lý hôn nhân, nhưng người theo một đạo khác ngoài Công giáo thì cần phải có “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo” và được Đức Giám Mục thuộc giáo phận ban phép chuẩn. Quá trình xin đơn không gây hà khắc, khó khăn cho người khác đạo, chỉ cần liên hệ Linh mục, Linh mục sẽ hướng dẫn bạn cách thức để thực hiện. Trong trường hợp, 1 trong 2 người muốn kết hôn không theo bất cứ đạo nào thì không cần có “Đơn xin chuẩn kết hôn khác đạo”
Khi học giáo lý hôn nhân, bạn có thể đến bất cứ nhà thờ nào gần nơi bạn đang ở để đăng ký học, quá trình học kéo dài khoảng 3 tháng với 12 buổi học, tuy nhiên nhiều nhà thờ dạy giáo lý hôn nhân với tần suất 3 buổi/tuần thì sẽ rút ngắn được thời gian học nhanh chóng hơn.
Sau khi hoàn thành giáo lý hôn nhân, nếu bạn mong muốn được theo tín ngưỡng của Công giáo và tin tưởng vào Chúa bạn có thể gia nhập đạo Công giáo bằng cách học Giáo Lý Dự Tòng. Nếu không thì điều này không cần thiết cũng không bắt buộc
Khi hai bạn có một tình yêu mãnh liệt thì những khoảng cách về địa lý, tôn giáo đều không thể chia lìa được bạn. Trải qua khóa học giáo lý hôn nhân không phải là một thử thách, chúng chính là một bước tiến mới để bạn tin vào Chúa, tin vào những điều Chúa mang lại, từ đó bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn không còn quá khó khăn cũng như đau khổ, chúng êm dịu hơn và nhẹ nhàng hơn. Qua khóa học đó bạn cũng hiểu rõ hơn về người bạn đời của mình, về văn hóa tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo của họ, từ đó có sự thấu hiểu rõ hơn, hướng cuộc hôn nhân của bạn đến với cái thiện và những điều tốt đẹp nhất. Và hãy luôn nhớ rằng: “Sự gì thiên chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”
Giáo hội Công giáo không công nhận hôn nhân khi chỉ có kết hôn dân sự (đăng ký giá thú ngoài đời) mà không qua lãnh nhận bí tích từ Giáo hội (tổ chức lễ cưới trong nhà thờ). Giáo luật Công giáo điều 1055 và 1065 tuyên bố, giá thú như thế là vô hiệu qua câu:
” Giữa những người đã chịu phép rửa tội,
không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích.
– Giáo Luật, điều 1055;