Khi hoạt động của trung tâm tư vấn Luật hiệu quả, ban lãnh đạo sẽ nghĩ đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách thành lâp các chi nhánh. Vậy đơn đăng ký hoạt động của chi nhành trung tâm tư vấn Luật là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đăng ký hoạt động của chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật là gì?
- 2 2. Khi nào viết đơn đăng ký hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật:
- 3 3. Mẫu đơn đăng ký hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật:
- 4 4. Hướng dẫn viết hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật
- 5 5. Thủ tục đăng ký hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật
1. Đơn đăng ký hoạt động của chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật là gì?
Trung tâm Luật được thành lập khi có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm. Chi nhánh được thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm. Trung tâm tư vấn pháp luật phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh.
Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được đặt Chi nhánh trong phạm vi cả nước.
Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh được đặt Chi nhánh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của tổ chức chủ quản.
Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh. Chi nhánh phải có ít nhất một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Chi nhánh. Trung tâm tư vấn pháp luật cử một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư làm Trưởng Chi nhánh.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm tư vấn pháp luật phải thông báo bằng văn bản về việc đặt Chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm.
Như vậy, đơn đăng ký hoạt động của chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật là mẫu đơn được doanh nghiệp lập ra và gửi tới Sở Tư pháp để xin được đăng ký hoạt động chi nhánh trung tâm tư vấn luật. Mẫu đơn đăng ký nêu rõ thông tin của doanh nghiệp, nội dung đăng ký…
2. Khi nào viết đơn đăng ký hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật:
Để phục vụ cho hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật được hiệu quả hay khi trung tâm tư vấn pháp luật phát triển và có kế hoạch tăng cường thêm các chi nhánh để mở rộng hoạt động, đảm bảo sự phục vụ chu đáo nhất đến khách hàng, chủ sở hữu trung tâm pháp luật sẽ có kế hoạch thành lập các chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ đóng vai trò như một công ty con, trở thành một đơn vị trực thuộc trung tâm.
Để hợp pháp hóa sự ra đời và đi vào hoạt động, chi nhánh của trung tâm tư vấn luật phải thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh. Đơn đăng ký hoạt động của chinh nhánh trung tâm pháp luật là hồ sơ không thể thiếu trong thủ tục đăng ký hoạt động.
3. Mẫu đơn đăng ký hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật:
Nội dung cơ bản của mẫu đơn đăng ký hoạt động của chi nhánh trung tâm tư vấn Luật:
Ban hành kèm theo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)……
Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật….. đề nghị đăng ký hoạt động với các nội dung sau đây:
1. (ghi tên đầy đủ của Chi nhánh bằng chữ in hoa):
……….
Tên viết tắt (nếu có):……
Quyết định thành lập Chi nhánh số:……ngày……/…../……
trực thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật:……
Quyết định thành lập Trung tâm số:……….ngày……/…../…….của ………
Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm số:………..do Sở Tư pháp ……..cấp ngày……/…../…….
Địa chỉ trụ sở của Trung tâm:………
Điện thoại:……….. Fax:…….
Email:……..
2. Địa chỉ trụ sở của Chi nhánh:………
Điện thoại:………… Fax:……..
Email:…….
3. Trưởng Chi nhánh:
Họ và tên:…………….Nam/Nữ……..
Sinh ngày:……/……/………. Chứng minh nhân dân số:……….. cấp ngày……./…../……… Nơi cấp:….
Thẻ tư vấn viên pháp luật (Chứng chỉ hành nghề luật sư) số: ……….cấp ngày……/……/…..
4. Phạm vi hoạt động:
……….
5. Danh sách tư vấn viên pháp luật, luật sư và nhân viên khác:
– Họ và tên:………..Chức danh:……….
– Họ và tên:………….Chức danh:……..
– Họ và tên:………………..Chức danh:……
Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật xin cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
….., ngày…tháng…năm…
TRƯỞNG CHI NHÁNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật
Phần Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật : Ghi tên đầy đủ của chi nhánh bằng chữ in hoa, tên viết tắt (nếu có),
Nội dung thông tin phần địa chỉ trụ sở chi nhánh, trưởng chi nhánh, phạm vi hoạt động, danh sách tư vấn viên pháp luật, luật sư và nhân viên khác,…ghi chính xác, trung thực theo các mục.
5. Thủ tục đăng ký hoạt động cho chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật
Theo các quy định hiện hành về tư vấn pháp luật thì thủ tục đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật đươc tiến hành như sau:
Bước 1: Người đại diện của Chi nhánh Trung tâm làm đơn đăng ký hoạt động, chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp Hồ sơ (01 bộ) gồm:
1. Đơn đăng ký hoạt động ( mẫu TP – TVPL – 02)
2. Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
3. Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Chi nhánh, cử Trưởng chi nhánh
4. Giấy tờ xác nhận về trụ sở của chi nhánh là một trong các giấy tờ sau :
– Bản sao hợp đồng thuê nhà hoặc bản sao hợp đồng mượn nhà làm trụ sở của chi nhánh
– Văn bản của tổ chức chủ quản xác nhận trụ sở làm việc của Chi nhánh
.- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà của Trưởng chi nhánh, tư vấn viên pháp luật hoặc Luật sư của chi nhánh khi sử dụng nhà thuộc sở hữu của mình làm trụ sở
– Giấy tờ khác chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
5. Biểu thù lao tư vấn pháp luật của Chi nhánh (phải phù hợp với biểu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật).
6. Hồ sơ của người được đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật, luật sư làm việc cho chi nhánh.
7. Bản sao Thẻ luật sư của luật sư hoặc thẻ tư vấn viên pháp luật của người dự kiến làm trưởng chi nhánh.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu thấy hồ sơ đầy đủ , đúng quy định thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn công dân bổ sung , hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
+ Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền đơn vị mình thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Bước 3: Phòng quản lý các hoạt động Bổ Trợ tư pháp hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền tại đơn vị mình.Trường hợp trong quá trình giải quyết, hồ sơ cần thực hiện xác minh thì cần thông tin kịp thời tới cho công dân biết.
Bước 4: Phòng quản lý các hoạt động Bổ trợ Tư pháp vào sổ và trả kết quả cho công dân theo giấy hẹn. (5 ngày làm việc)
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 01/2011/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
–
Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của tổ chức chủ quản;
b) Trung tâm tư vấn pháp luật mà Chi nhánh phụ thuộc chấm dứt hoạt động;
c) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
Trung tâm tư vấn pháp luật phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
Trung tâm hoặc chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật có thể bị thu hồi trong các trường hợp
– Không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 14 của Nghị định này;
– Có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng Giấy đăng ký hoạt động.
Sở Tư pháp, nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh thực hiện việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
Để không xảy ra trường hợp đáng tiếc khiến bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, các trung tâm, chi nhánh tư vấn pháp luật cần đảm bảo tuân thủ đúng những quy định pháp luật.