Cá nhân có nguyện vọng điều chính thông tin sẽ tiến hành làm đơn xin điều chính hộ tịch gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy đơn xin điều chính hộ tịch là gì? Khi nào viết đơn xin điều chính hộ tịch? Mẫu đơn xin điều chính hộ tịch?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin điều chính hộ tịch là gì?
Quản lý nhà nước về hộ tịch là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước ta nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý nhà nước về dân cư. Chính vì vậy, tổ chức triển khai thực hiện pháp Luật hộ tịch có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà nước nói chung và của cơ quan hành chính nhà nước nói riêng...
Pháp luật Việt Nam chưa có một khái niệm chính thức về hộ tịch. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 2, 3
Khoản 10 Điều 4
Như vậy cơ thể hiểu: Đơn xin điều chính hộ tịch là đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc được điều chính lại những thông tin trong giấy tờ về hộ tịch do sai hay vì một lý do nào đó cần thay đổi, điều chính. Mẫu đơn xin điều chính hộ tịch nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn, nội dung cần điều chính, lý do điều chính và có sự xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã
2. Khi nào cần viết đơn xin điều chính hộ tịch:
Từ định nghĩa về đơn xin thay đổi hộ tịch có thể xác định cá nhân viết đơn xin điều chính hộ tịch trong các trường hợp:
– điều chính lại thông tin trong giấy tờ về hộ tịch do sai
– điều chính thông tin trong giấy tờ ề hộ tịch do có những thay đổi
– Lý do chính đáng khác
Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định cụ thể về phạm vi thay đổi hộ tịch:
Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
3. Mẫu đơn xin điều chính hộ tịch mới nhất:
Nội dung của mẫu đơn xin điều chính hộ tịch:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY TỜ VỀ HỘ TỊCH
(KHÔNG PHẢI GIẤY KHAI SINH)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân (1)…
Tôi là (Họ và tên người làm đơn): ….
Ngày, tháng, năm sinh:…
Dân tộc: … Quốc tịch:……
Nơi thường trú/Tạm trú (2):…..
Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế (3):…
Số: …….cấp tại…ngày……tháng…….năm….
Đề nghị điều chính giấy tờ hộ tịch cho (4) …..
Quan hệ với người được đề nghị điều chính (5)……
Theo (Giấy khai tử/ chứng nhận kết hôn …) số: ……… Quyển số: ……
Cấp tại: ……..ngày ……..tháng…….năm…….
Nội dung đề nghị điều chính (6): …..
Lý do:……..
Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
Đề nghị quý Ủy ban xem xét, giải quyết.
Ý kiến của người từ đủ 9 tuổi đến dưới 18 tuổi (5)
(Ký và ghi rõ họ tên)
.., ngày….tháng….năm……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của UBND cấp xã nơi thường trú của người đề nghị điều chính hộ tịch
…, ngày….tháng….năm…..
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN (1)………………
CHỦ TỊCH
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Xã, phường, thị trấn
(2) Ghi đúng theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, trong trường hợp không có nơi thường trú, thì ghi theo nơi tạm trú và ghi rõ “Tạm trú:…”
(3) Ghi rõ loại Giấy tờ hợp lệ thay thế (Hộ chiếu…)
(4) Ghi rõ làm đơn cho ai (bản thân hay người khác), trong trường hợp làm đơn cho người khác thì phải ghi rõ họ và tên của người đó.
(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp làm đơn cho người khác.
(6) Ghi rõ yêu cầu xin điều chính.
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin điều chính hộ tịch chi tiết:
Phần thông tin cá nhân của người có nguyện vọng xin điều chính hộ tịch:
Tôi là: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên theo giấy khai sinh bằng chữ in hoa
Mục ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, nơi thương trú/tạm trú,….khai đầy đủ, trung thực
Phần đề nghị điều chính giấy tờ hộ tịch cho….ghi rõ làm đơn cho ai (bản thân hay người khác), trong trường hợp làm đơn cho người khác thì phải ghi rõ họ và tên của người đó.
Phần quan hệ với người được đề nghị điều chính… chỉ ghi mục này nếu làm đơn điều chính cho người khác
Phần nội dung đề nghị điều chính: Tùy vào từng trường hợp, tuy nhiên nội dung điều chính phải nằm trong phạm vi điều chính hộ tịch được quy định tại Điều 26 Luật hộ tịch 2014 gồm: Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự; thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
5. Thủ tục điều chính hộ tịch mới nhất:
– Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
– Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định chi tiết tại Điều 46 Luật hộ tịch 2014:
Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải
Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo như trên