Khi có yêu cầu giao đất ở, đất canh tác thì chủ thể có yêu cầu cần có một số loại giấy tờ nhất định để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét. Trong đó cần có đơn xin giao đất canh tác, giao đất ở.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin giao đất canh tác, giao đất ở là gì?
Mẫu đơn xin giao đất canh tác, đất ở là loại giấy tờ nằm trong hồ sơ xin giao đất có nội dung là yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết yêu cầu của mình về việc giao đất sử dụng cho mục đích canh tác hoặc đất ở.
Mẫu đơn xin giao đất nói chung, xin giao đất canh tác, giao đất ở nói riêng được sử dụng cho cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu xin Nhà nước giao đất để sử dụng theo mục đích của mình, để canh tác hoặc là đất ở
2. Mẫu đơn xin giao đất canh tác, giao đất ở mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày….. tháng …..năm ….
ĐƠN XIN GIAO ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân (1)……………….
1.Người xin giao đất (2)…………..
2.Địa chỉ/trụ sở chính (3): …..
3. Địa chỉ liên hệ (4):………….
4. Địa điểm khu đất (5):…………
5. Diện tích (m2) (6):……………
6. Để sử dụng vào mục đích: (7)….
7. Thời hạn sử dụng (8): …
8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp
Các cam kết khác (nếu có)…….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin giao đất canh tác, giao đất ở:
(1) Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cụ thể:
+ Trường hợp là Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có yêu cầu xin giao đất thì ghi là UBND cấp huyện nơi có đất
+ Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có yêu cầu xin giao thì ghi là UBND cấp tỉnh nơi có đất.
(2) Người xin giao đất: Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức; ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…); ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…).
(3) Địa chỉ, trụ sở chính của người xin giao đất, nếu là cá nhân thì ghi địa chỉ thường trú, nếu là tổ chức thì ghi nơi đặt trụ sở chính.
(4) Địa chỉ liên hệ: cần ghi những thông tin bao gồm nơi thường trú/cư trú, số điện thoại liên hệ.
(5) Địa điểm khu đất: ghi cụ thể địa điểm khu đất, khu đất đóng ở vị trí nào, địa chỉ cụ thể.
(6) Diện tích của thửa đất xin giao: ghi rõ diện tích thửa đất muốn xin giao đất, diện tích đất được tính bằng m2.
(7) Mục đích xin giao đất: trường hợp xin giao đất với mục đích canh tác thì ghi là xin giao đất với mục đích canh tác, trường hợp xin giao đất với mục đích sử dụng làm đất ở thì ghi rõ mục đích xin giao đất để làm đất ở. Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư thì ghi rõ mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư hoặc cấp văn bản chấp thuận đầu tư.
(8) Thời hạn sử dụng: ghi rõ việc sử dụng đất trong thời hạn bao lâu.
4. Những vấn đề liên quan:
Theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai năm 2013, những trường hợp được giao đất mà Nhà nước không thu tiền sử dụng đất bao gồm:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Theo đó, những trường hợp thuộc quy định tại Điều 54 thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất mà không phải đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước.
Lưu ý tại Điều 52, có quy định về căn cứ để Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bao gồm những căn cứ sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Còn tại Khoản 1 Điều 55 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất nếu hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở
Thẩm quyền tiến hành giao đất: theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông, lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
Địa điểm nộp hồ sơ xin giao đất: Chủ thể có yêu cầu xin giao đất canh tác, đất ở nộp hồ sơ xin giao đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Hồ sơ xin giao đất canh tác, giao đất ở:
Theo quy định tại Điều 68,
+ Đơn xin giao đất canh tác, giao đất ở (theo mẫu hướng dẫn ở trên);
+ Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất theo quy định của
+ Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất.
Ngoài các giấy tờ theo quy định, khi nộp hồ sơ thì phải xuất trình chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước công dân.
Lưu ý: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện miễn, giảm tiền sử dụng đất thì nộp kèm hồ sơ đơn đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất.
Giải quyết yêu cầu xin giao đất:
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ chủ thể có yêu cầu xin giao đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những công việc sau:
+ Hướng dẫn người xin giao đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. Người được giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất.
+ Trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất.
+ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Thời hạn giải quyết yêu cầu xin giao đất ở, đất canh tác:
Theo Khoản 40 Điều 2
+ Không quá 20 ngày, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
+ Không quá 30 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Cần chú ý một số lưu ý sau:
+ Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Đất canh tác được định nghĩa là đất sử dụng cho sản xuất, nghiên cứu và thí nghiệm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và bảo vệ rừng và các mục đích phát triển. Đất canh tác bao gồm đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông nghiệp khác.
+ Theo Điều 12 của Luật Đất đai năm 2013, nghiêm cấm sử dụng đất cho các mục đích không phù hợp, việc sử dụng đất nông nghiệp chỉ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chỉ để trồng trọt. canh tác trên đất nông nghiệp, nếu không sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, có thể buộc phải tháo dỡ, thu hồi và trả tiền.
+ Đặc biệt, nếu sử dụng đất canh tác để xây dựng nhà thì đó sẽ chỉ là nhà cho các trang trại chăn nuôi, bản đồ cho gia súc, gia cầm để sản xuất nông nghiệp chứ không phải nhà ở. Tức là không được sử dụng đất xin được giao với mục đích xin canh tác để sử dụng cho mục đích xây dựng đất ở.
Cơ sở pháp lý:
–
–
–