Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ai có thẩm quyền ra quyết định thi hành án?
Kết quả của quá trình giải quyết vụ việc dân sự chính là bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc có hiệp lực pháp luật của
Trong trường hợp, các bên có ý thức tự giác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án thì vụ việc coi như đã được thực thi xong. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp các bên không thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án. Chính vì vậy, Cơ quan Thi hành án được ra đời đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Việc thi hành nội dung bản án, quyết định dân sự của Tòa án chính là quá trình thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự được hiểu là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án.
Cũng tương tự như việc khởi kiện tại Tòa án, quá trình thi hành án dân sự cũng phải tuân thủ đúng thủ tục theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:
- Bản án, quyết định được thi hành
Bản án, quyết định được thi hành theo quy định của
* Loại bản án, quyết định:
– Bản án, quyết định dân sự
– Bản án, quyết định hình sự đối với nội dung về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự
– Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.”
Căn cứ Điều 36 Luật Thi hành án dân sự quy định:
Điều 36. Ra quyết định thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo quy định trên, người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự thuộc về Thủ trưởng cơ quan Thi hành án Dân sự.