Thông thường, một hợp đồng sẽ quy định một điều khoản xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đó. Trong điều khoản đó, những thời điểm hợp đồng có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực được xác định, cho dù bằng một khoảng thời gian hoặc sự kiện nhất định. Vậy thời hạn hợp đồng là gì?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn hợp đồng là gì?
Thời hạn của hợp đồng là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Về nguyên tắc, thời hạn hợp đồng có thể do các bên tự thỏa thuận và đưa vào nội dung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 398 BLDS 2015. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn hợp đồng thì khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
Thời hạn hợp đồng trong hợp tiếng Anh là Contract term
Contractual term is a period of time determined between the parties regarding the rights and obligations of agreement and conclusion in a contract.
Typically, the contract term is the period of time is calculated from the time the contract takes effect until the time that the contracting parties in the contract, the contract is completed.
Một số cụm từ liên quan đến thời hạn hợp đồng tiếng Anh
– Thời hạn tiếng Anh là Duration.
– Thời hạn hợp đồng tiếng Anh là Contract term.
– Gia hạn hợp đồng tiếng Anh là Contract extension.
–
– Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tiếng Anh là Termination of the contract before signing.
– Có thời hạn tiếng Anh là There is a term.
– Phụ lục hợp đồng tiếng Anh là Contract annex.
– Điều khoản và công việc trong Hợp đồng tiếng Anh là Terms and work in the contract.
– Hợp đồng lao động có thời hạn trong tiếng Anh là Limited-term labor contract.
Ví dụ đoạn văn có sử dụng từ thời hạn hợp đồng tiếng Anh:
– Trên thực tế thời hạn hợp đồng chính là thời hạn có hiệu lực của hợp đồng (In fact, the contract term is the effective term of the contract).
– Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận, xác định trước khi ký kết hợp đồng (The contract term is agreed upon by the parties and determined before signing the contract).
– Ví dụ thời hạn hợp đồng: Anh A đi thuê nhà của Chị B, hai bên thỏa thuận và ký kết thời hạn thuê nhà là 1 năm ( từ 1/1/2020 đến 30/12/2020). Như vậy, thời hạn của hợp đồng có giá trị là 1 năm, đến ngày 1/1/2021 hợp đồng sẽ hết hiệu lực.
(For example, the term of the contract: Mr. A rents a house of Ms. B, the two parties agree and sign a lease term of 1 year (from January 1, 2020 to December 30, 2020). Thus, the term of the contract is valid for 1 year, by January 1, 2021 the contract will expire).
2. Quy định về cách tính thời hạn của hợp đồng:
Theo Bộ Luật Dân Sự 2015, theo mặc định, việc bắt đầu một thời hạn bằng cách tham chiếu đến một sự kiện sẽ bắt đầu vào ngày ngay sau ngày diễn ra sự kiện đó chứ không phải là ngày diễn ra sự kiện. Do đó, nếu thời hạn của hợp đồng được xác định là bắt đầu vào ngày ký, hợp đồng thực tế sẽ có hiệu lực vào ngày hôm sau, điều có thể không phải là dự tính của các bên. Vì thế, một hợp đồng có thể có hiệu lực vào ngày ký nếu (1) được pháp luật quy định như vậy hoặc (2) các bên đồng ý về một phương pháp khác để tính thời hạn.
Về điểm (1), sẽ có quan điểm cho rằng các điều khoản cụ thể đối với hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 nên được coi là “quy định khác” của luật. Theo Điều 401.1 của Bộ Luật Dân Sự 2015, việc bắt đầu thời hạn của hợp đồng sẽ là thời điểm hợp đồng đó được giao kết hoặc các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, Điều 401.1 của Bộ Luật Dân Sự 2015 cũng quy định trường hợp ngoại lệ về việc “luật liên quan có quy định khác”, điều này có thể gây nhầm lẫn về việc điều khoản nào sẽ được ưu tiên áp dụng để điều chỉnh thời hạn của hợp đồng.
Về điểm (2), như đã đề cập ở trên, các bên có thể thỏa thuận về một phương pháp khác để tính thời hạn để có thể giải quyết vướng mắc trong trường hợp cả hai điều khoản được áp dụng để điều chỉnh thời hạn của hợp đồng. Ví dụ: Thời hạn của Hợp Đồng này sẽ là 2 năm kể từ ngày ký Hợp Đồng này bao gồm cả ngày ký. Trong ví dụ này, các bên đồng ý rằng ngày ký cũng sẽ được tính vào thời hạn của Hợp Đồng, điều mà có thể được coi là một thỏa thuận về một phương pháp khác để tính thời hạn của Hợp Đồng.
3. Thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực:
Theo quy định tại Điều 400 BLDS 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì:
” 1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.”
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Còn theo quy định tại Điều 401 BLDS 2015 về hiệu lực của hợp đồng thì:
” 1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau đây:
- Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng;
- Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng;
- Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký;
- Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể.
Luật pháp các nước quy định rằng, hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật của các bên. Vậy một khi hợp đồng đã được giao kết hợp pháp; hợp đồng có hiệu lực pháp luật, điều đó có nghĩa là một trong các bên không thể phá bỏ thỏa thuận đã được giao kết. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể được thực thi ngay vào thời điểm giao kết hoặc vào một thời điểm nào đó do pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận. Ví dụ, các bên ký hợp đồng thuê nhà ngày 06/01/2007 nhưng nghĩa vụ trả tiền thuê phát sinh vào ngày 01/02/2007. Như vậy, hợp đồng có hiệu lực ngày 06/01/2007 nhưng nghĩa vụ trả tiền thuê phát sinh vào ngày 01/02/2007.
4. Thời điểm hợp đồng chấm dứt:
Về nguyên tắc, khi có các căn cứ chấm dứt hợp đồng thì thời điểm chấm dứt hợp đồng được tính từ lúc việc chấm dứt hợp đồng có hiệu lực. Còn các căn cứ chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422 BLDS 2015 như sau:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
BLDS Việt Nam lại quy định về nguyên tắc, hợp đồng phát sinh hiệu lực vào thời điểm giao kết hợp pháp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Vậy, theo BLDS, rõ ràng sẽ có những trường hợp hợp đồng đã được giao kết hợp pháp nhưng chưa phát sinh hiệu lực. Lấy ví dụ hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc thủ tục đăng ký là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Đặt ra câu hỏi: trong thời gian từ lúc giao kết đến trước khi hợp đồng có hiệu lực, làm sao có thể ràng buộc được trách nhiệm của bên giao kết một khi bên này phá vỡ cam kết? Ví dụ, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhất định không cùng bên nhận chuyển nhượng hoàn tất nốt thủ tục công chứng, đăng ký hợp đồng dù hai bên đã ký vào bản thỏa thuận. Vì hợp đồng chưa có hiệu lực nên không thể áp dụng chế độ trách nhiệm trong hợp đồng được. BLDS lại chưa có quy định cụ thể và trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng nên cơ chế xử lý tranh chấp chắc chắn phải dựa trên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực sự có điều không ổn về mặt logic khi có một hợp đồng được giao kết rồi mà hợp đồng đó lại chưa phải là luật của các bên và bên vi phạm không thể sử dụng các chế tài vi phạm hợp đồng để bảo vệ mình.
Chúng tôi cho rằng có lẽ đã có sự nhầm lẫn giữa tính hiệu lực của hợp đồng với thời điểm thực thi các quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phải là một, còn thời điểm thi hành các quyền và nghĩa vụ có thể là một thời điểm nào đó trong tương lại do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Kết luận: Thời hạn và hiệu lực của hợp đồng là các nhân tố quan trọng để xác định xem quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể giao kết hợp đồng. Căn cứ xác định thời hạn và khi nào được coi là chấm dứt hợp đồng, trước tiên căn cứ theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không thì sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật nêu trên. Các bên tham gia ký kết nên tham khảo và xây dựng dựa trên quy định pháp luật để có hiệu lực pháp lý về sau này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: