Cá nhân, tổ chức muốn khởi công xây dựng công trình đã được lên kế hoạch thì phải làm đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình gửi đến Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét. Vậy đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về khởi công xây dựng công trình:
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89, Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020.
Theo Điều 107, Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định về Điều kiện khởi công xây dựng công trình
“1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;
đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu phải có các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn trong thi công và các biện pháp để bảo vệ môi trường kể từ khi bắt đâu thi công đến khi kết thúc quá trình xây dựng.
Trong quá trình chuẩn bị xây dựng công trình ngoài các yêu cầu và điều kiện về mặt giấy phép thì các vấn đề khác như yêu cầu đối với công trình xây dựng và yêu cầu đối với việc sử dụng vật liệu xây dựng cũng được quy định rõ tại các Điều 109 và Điều 110 của Luật xây dựng 2014 sửa đổi , bổ sung 2020.
Thủ tục khởi công xây dựng công trình:
Thủ tục khởi công công trình là một hoạt động quan trọng trong xây dựng chính vì vậy mà chủ đầu tư cần phải lưu ý và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị xây dựng công trình:
Trong quá trình công tác chuẩn bị xây dựng công trình thì việc chuẩn bị mặt bằng là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì việc này trực tiếp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và đền bù đất cho dân. Để tiến hành việc này, chủ đầu tư phải cần tới sự hợp tác của UBNN các cấp trên địa bàn có công trình xây dựng. Ngay từ việc đưa ra thông báo, đến ra quyết định thu hồi rồi đến việc trực tiếp chỉ đạo và tiến hành việc thu hồi đất và bồi thường tiền cho người dân hay cấp đất tái định cư cho người dân đúng theo quy định của pháp luật. Ủy ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm phải kiểm tra, giám sát tất cả các quá trình khởi công công trình xây dựng trong quá trình thi công.
Cùng với đó thì chủ đầu tư phải tiến hành việc lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng và năng lực để thực hiện thi công công trình xây dựng. Việc lựa chọn dựa trên nhiều tiêu chí trong đó tiêu chí là căn cứ vào năng lực hoạt động thi công công trình xây dựng của nhà thầu phải phù hợp với loại công trình xây dựng, cấp công trình xây dựng của chủ đầu tư và công việc cụ thể khi tiến hành thi công xây dựng.
Bước 2: Thi công công trình xây dựng
Bên cạnh đó, việc phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện giải phóng đất, đền bù thiệt hại hoặc cấp đất tái định cư và bàn giao phần đất đã quy hoạch cho chủ nhà thầu để tiến hành khởi công công trình xây dựng. Đây là một trong những giao đoạn cơ bản của thủ tục giám sát thi công công trình xây dựng
Bước 3. Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng
Các chủ đầu tư cần phải liên tục giám sát, kiểm tra và đôn đốc chủ thầu xây dựng thực hiện thi công theo đúng thời hạn, đúng tiến độ và đúng như kế hoạch dự án đã được ký trong
Bước 4: Bảo hành và bảo trì công trình xây dựng
Công việc tiến hành bảo hành và bảo trì công trình xây dựng sẽ được tiến hành thực hiện ngay từ khi công trình xây dựng được thi công xong cho tới khi công trình được đưa vào chính thức khai thác và sử dụng. Và việc tiến hành bảo hành và bảo trì công trình xây dựng này sẽ thuộc về trách nhiệm của bên nhà thầu xây dựng. Và việc bảo hành, bảo trì phải đáp ứng theo những yêu cầu được quy định tại Điều 126 Luật xây dựng 2014. Bên cạnh đó thì người sở hữu công trình hay người quản lý sử dụng công trình phải có kế hoạch bảo hành bảo trì công trình xây dựng cụ thể và đã được phê duyệt để thực hiện theo kế hoạch đó.
2. Đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình là gì?
Đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình là mẫu đơn được các đơn vị, doanh nghiệp muốn xây dựng công trình gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc đăng ký khởi công xây dựng một công trình nào đó.
Đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình là văn bản dùng để ghi nhận những thông tin liên quan đến chủ đầu tư, công trình xây dựng và nguyện vọng đăng ký khởi công xây dựng công trình xây dựng. Đồng thời đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình còn làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xe xét việc đồng ý cho khởi công xây dựng công trình xây dựng của chủ đầu tư.
3. Mẫu đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: BAN QUẢN LÝ CÁC KCN TỈNH …
Tên Công ty …
Địa chỉ:…
Số điện thoại:….Fax…
Công ty chúng tôi xin gửi đến Ban quản lý các KCN tỉnh ……. các hồ sơ sau: (liệt kê hồ sơ)
Vậy đề nghị Ban quản lý các KCN tỉnh ……. xem xét chấp thuận để chúng tôi tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy./.
…, ngày…..tháng….năm….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình:
Phần kính gửi của đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình yêu cần chủ đầu tư ghi chính xác tên của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh nơi chủ đầu tư sinh sống hoặc nơi xây dựng công trình.
Phần thông tin chủ đầu tư thì ghi cụ thể tên, địa chỉ, số điện thoại, fax,
Trong đơn đăng ký khởi công xây dựng công trình cũng cần liệt kê những giấy tờ liên quan đến khởi công xây dựng công trình.
Cuối đơn người đại diện theo pháp luật sẽ ký., ghi rõ họ tên và đóng dấu.
5. Quy định về thông báo khởi công xây dựng công trình:
Thì nay, đã có sự điều chỉnh trong
Hồ sơ thông báo khởi công gồm có những tài liệu như sau:
– Thông báo khởi công xây dựng (theo mẫu);
– Bản sao công chứng Giấy phép xây dựng; Quyết định phê duyệt dự án và bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt (đối với trường hợp phải xin phép); Hoặc bản vẽ thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500, các mặt đứng, mặt cắt chính công trình; các bản vẽ đấu nối giao thông, hệ thống cấp thoát nước với hạ tầng kỹ thuật xung quanh (đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng);
– Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
–
– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc
– Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè (nếu có);
– Biện pháp và tiến độ thi công đã được phê duyệt;
– Biên bản khảo sát hiện trạng công trình liền kề, cam kết đền bù thiệt hại về người, công trình, tài sản nếu gây ảnh hưởng đến công trình lân cận (nếu có).
Sau đó Cơ quan tiếp nhận thông báo khởi công có trách nhiệm vào sổ theo để theo dõi và báo cáo định kỳ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên theo quy định.