Quy định chung về viên chung về viên chức? Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp? Nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp?
Mỗi chức danh của người có chức vụ và quyền hạn đều thể hiện được vai trò, đặc điểm nghề nghiệp của chức danh đó. Mỗi vị trí làm việc sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nghề nghiệp đảm nhận. Viên chức là một trong những người có chức vụ, quyền hạn được quy định theo Luật. Vậy quyền và nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu những vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tổng đài Luật sư
1. Quy định chung về viên chung về viên chức?
Theo quy định của
Viên chức bao gồm viên chức quản lý và viên chức không quản lý. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Viên chức không quản lý là người thực hiện các công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập mà không có quyền quản lý.
Khác với những vị trí việc làm khác sẽ ký
Viên chức phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức bao gồm việc phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp, tận tụy phục vụ nhân dân đồng thời tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử cũng như phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
2. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp?
Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Luật Viên chức 2010 như sau:
– Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp:
Mỗi vị trí công việc đều hoạt động dựa trên sự tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vê, đối với người lao động thì sẽ có hợp đồng lao động, đối với viên chức sẽ có hợp đồng làm việc. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về các vấn đề liên quan đến công việc, tiền lương cũng như những điều kiện việc làm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình làm việc và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng cũng là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của viên chức trên cơ sở tôn trọng pháp luật, tức pháp luật công nhận và bảo vệ viên chức trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc: Hợp đồng làm việc đã giao kết quy định rõ các điều kiện trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo các điều kiện cho viên chức cũng như đảm bảo công việc được thực hiện tốt nhất khi được cung cấp đủ các điều kiện cần thiết.
– Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao: Đây cũng được xem như là một điều kiện trong công việc. Để viên chức có thể thực hiện được công việc, nhiệm vụ được giao phó thì cơ quan quản lý viên chức cần phải cung cấp thông tin về công việc để viên chức biết rõ về công việc mình cần làm, tạo hiệu quả công việc cao hơn.
– Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao: Khi viên chức đảm nhận một vị trí việc làm đồng nghĩa với việc viên chức phải có chuyên môn công việc, điều này giúp trong quá trình làm việc viên chức có thể giải quyết được những công việc được giao cũng như có thể tự mình quyết định các vấn đề chuyên môn độc lập, tránh để tình trạng công việc bị kéo dài, trì trệ, không được giải quyết. Đồng thời cơ quan quản lý viên chức cũng cho phép viên chức được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao, đây là sự trao quyền hợp lý và đúng đắn trong quá trình xử lý công việc.
– Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật: Viên chức có nghĩa vụ phải thực hiện đúng pháp luật, không thực hiện những hành vi bị cấm, những hành vi trái với pháp luật. Do đó mà viên chức sẽ có quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
– Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp?
Viên chức được quy định theo Luật Viên chức ngoài được đảm bảo các quyền trong hoạt động nghề nghiệp thì viên chức phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của luật.
Nghĩa vụ chung của viên chức bao gồm:
– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
– Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
– Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
Tại Điều 17 Luật Viên chức quy định nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp như sau:
– Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng: nghĩa vụ cơ bản nhất khi thực hiện công việc của viên chức chính là đảm bảo thực hiện công việc được giao. Đảm bảo công việc được hiểu là đảm bảo cả về thời gian hoàn thành công việc và chất lượng công việc. Việc đánh giá chất lượng công việc của Viên chức thuộc về cơ quan quản lý viên chức.
– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ: Để thực hiện tốt công việc cũng như hiệu suất công việc thì cần có sự phối hợp giữa các viên chức cùng cơ quan hay cùng nhiệm vụ với nhau. Sự phối hợp giữa viên chức và đồng nghiệp sẽ tạo ra kết quả công việc tốt nhất có thể.
– Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền: Theo thỏa thuận của hợp đồng việc làm cũng như theo nguyên tắc thì viên chức có nghĩa vụ chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền, sự chỉ đạo của cấp trên là kế hoạch cũng như phương hướng cho viên chức thực hiện công việc được giao.
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Mặc dù đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí việc làm, nhưng viên chức vẫn phải học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công việc được giao bởi nội dung công việc không ngừng có sự thay đổi và cập nhật, do đó trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng phải được nâng cao nhằm đáp ứng các đòi hỏi của công việc.
– Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, là vị trí việc làm đặc thù, phải tiếp xúc với nhân dân, do đó viên chức cần có các yêu cầu cơ bản khi làm việc với nhân dân, đặc biệt là về thái độ và tinh thần làm việc hết mình vì nhân dân, không được làm trái các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
– Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp: Viên chức khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp vừa làm việc theo sự chỉ đạo từ người có thẩm quyền, vừa có tính độc lập trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn, do đó mà viên chức phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình thực hiện trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Trường hợp những hành vi của viên chức vi phạm pháp luật thì viên chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật: Ngoài các nghĩa vụ trên, viên còn có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện đúng các quy định khác của Luật trong quá trình thực hiện công việc.