Việc đầu tiên của quá trình kiểm nghiệm, cấp giấy này là chủ thể có nhu cầu kiểm nghiệm sẽ gửi đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng đạt chuẩn cho cục trồng trọt. Vậy mẫu đơn này được pháp luật quy định như thế nào.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng đạt chuẩn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng đạt chuẩn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 4. Đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
- 5 5. Kiểm nghiệm và cấp giấy Chứng nhận chất lượng:
- 6 6. Trách nhiệm của các cơ quan kiểm nghiệm:
1. Đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng đạt chuẩn là gì?
Đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng là văn bản với nội dung yêu cầu Cục Trồng trọt kiểm nghiệm và xác nhận chất lượng của giống cây mà cá nhân tổ chức sẽ nhập khẩu về nước. Mẫu đơn này được viết bởi cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhập khẩu các lô giống cây trồng, và đơn sẽ được gửi cho cơ quan có thẩm quyền tức Cục trồng trọt.
Đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng được viết khi cá nhân, tổ chức muốn nhập khẩu các lô giống cây trồng về nước, nhưng phải được sự đồng ý của Cục Trồng trọt thông qua việc kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng và cấp giấy chứng nhận chất lượng giống cây trồng đạt chuẩn. Mục đích của mẫu đơn này nhằm yêu cầu Cục trồng trọt kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng giống cây trồng đạt chuẩn cho lô hàng mà cá nhân, tổ chức muốn nhập khẩu.
2. Mẫu đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng đạt chuẩn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
……….., ngày tháng năm
Đơn đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu
chuẩn
(Áp dụng cho giống nhập khẩu)
Kính gửi : (Ghi tên tổ chức chứng nhận chất lượng)
1. Tên tổ chức/cá nhân đăng ký chứng nhận chất lượng: ………
Địa chỉ:………
Điện thoại: ……….. Fax: ……. E-mail: ……..
2. Nội dung đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
Tên loài và giống cây trồng: ………..
Cấp giống: ………..
Mã hiệu lô giống: ……..
Đăng ký chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn: ………
Xuất xứ lô giống: ………
Thời gian thu hoạch (nếu có): …………
Khối lượng lô giống (kg): ………….
Tờ khai hải quan số: ……. Cấp tại:………………… Ngày……….. tháng……… năm
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn và trả phí dịch vụ chứng nhận theo hợp đồng.
Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Chủ thể viết đơn này là cá nhân tổ chức đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng, chủ thể viết đơn cần ghi rõ thông tin của mình bao gồm tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email;
Nội dung đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn phải ghi đầy đủ: tên loài và giống cây trồng, cấp giống, mã hiệu lô giống, đăng ký chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn, xuất xứ lô giống, thời gian thu hoạch, khối lượng lô giống, tờ khai hải quan số cấp tại đâu, ngày tháng năm nào;
Cuối đơn là phần cam kết thực hiện đúng các quy định về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
4. Đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
Theo Điều 3 Quyết định số 41/2007/QĐ-BNN (đã hết hiệu lực) quyết định ban hành quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn, việc đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, trước khi tiến hành sản xuất hoặc nhập khẩu giống phải đăng ký với một trong các tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo mẫu Phụ lục I áp dụng đối với các lô giống sản xuất trong nước hoặc Phụ lục II áp dụng đối với các lô giống nhập khẩu.
5. Kiểm nghiệm và cấp giấy Chứng nhận chất lượng:
Điều 6 Quyết định số 41/2007/QĐ-BNN quy định về Kiểm nghiệm và cấp giấy Chứng nhận chất lượng:
1. Kiểm nghiệm
– Đối với giống sản xuất trong nước, những lô giống đã có biên bản kiểm định đồng ruộng đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào kiểm nghiệm. Đối với giống nhập khẩu phải có tờ khai hải quan.
– Việc kiểm nghiệm do phòng kiểm nghiệm được công nhận thực hiện.
– Kết quả kiểm nghiệm được thể hiện trong giấy Chứng nhận chất lượng theo mẫu Phụ lục IIIa và Phụ lục IIIb.
2. Cấp giấy chứng nhận chất lượng lô giống
– Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng cấp giấy Chứng nhận chất lượng cho lô giống sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu theo mẫu Phụ lục IIIa và Phụ lục IIIb.
– Mỗi lô giống được cấp một giấy chứng nhận chất lượng. Việc sao chép giấy Chứng nhận chất lượng phải do chính tổ chức chứng nhận chất lượng đã cấp giấy Chứng nhận chất lượng cho lô giống đó thực hiện hoặc Công chứng nhà nước.
6. Trách nhiệm của các cơ quan kiểm nghiệm:
Trách nhiệm của các cơ quan kiểm nghiệm được quy định tại Điều 12 Nghị định số 41/2007/QĐ-BNN:
1. Cục Trồng trọt thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
– Xây dựng trình Bộ kế hoạch, tổ chức và chính sách quản lý về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn;
– Trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn;
– Tham gia thẩm định và giám sát điều kiện hoạt động của các phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng; công nhận và quản lý hoạt động của người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng trên phạm vi cả nước;
– Chỉ đạo Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia thực hiện nhiệm vụ đầu mối hướng dẫn, giám sát về chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng trên phạm vi cả nước;
– Trong trường hợp cần thiết, chỉ định đơn vị thực hiện việc kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo qui định của pháp luật.
– Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
2. Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia có trách nhiệm:
– Giúp Cục Trồng trọt giám sát chuyên môn nghiệp vụ của người lấy mẫu, người kiểm định và các phòng kiểm nghiệm được công nhận, báo cáo Cục Trồng trọt;
– Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký, triển khai thực hiện việc chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đối với các tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng, tổng hợp, theo dõi đăng ký mã hiệu của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống trên phạm vi cả nước;
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức chứng nhận chất lượng, đào tạo người lấy mẫu, người kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng;
– Tổ chức hậu kiểm các mẫu giống theo qui định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy định này;
– Trực tiếp thực hiện giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
– Tổng hợp và báo cáo Cục Trồng trọt kết quả chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn của các tổ chức chứng nhận chất lượng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên địa bàn, có trách nhiệm:
– Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch, tổ chức và chính sách quản lý các hoạt động về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên địa bàn;
– Quản lý hoạt động của người lấy mẫu, người kiểm định đã được công nhận;
– Quy định mã số của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn và
– Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.