Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Hiện nay, nhà nước đã chủ trương giao đất, cho thuê đất, thuê rừng cho các doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thuê rừng là gì?
Hợp đồng thuê rừng là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê (nhà nước) về việc cho thuê rừng, đất trồng cây lâu năm nhằm bảo vệ và và phát triển rừng, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp, du lịch,…phát triển.
Nhà nước cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê các loại rừng trong các trường hợp sau:
– Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường.
– Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường.
– Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường.
2. Hợp đồng thuê rừng để làm gì?
Thứ nhất, hợp đồng thuê rừng dùng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về việc thuê rừng. Theo đó, các bên có thể tự do thỏa thuận về các vấn đề liên quan như về diện tích rừng, đất cho thuê, giá thuê, phương thức, thời hạn nộp tiền, nơi nộp tiền,….
Thứ hai, hợp đồng thuê rừng, đất trồng cây lâu năm nhằm ràng buộc các bên về quyền và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện theo như những gì đã thỏa thuận. Quyền và nghĩa vụ có thể xem là yếu tố chính của một hợp đồng mà dựa vào đó các bên có thể biết mình được hưởng những quyền lợi gì và mình phải làm gì.
Thứ ba, hợp đồng thuê rừng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Theo đó, trong quá trình các bên xảy ra những tranh chấp xung quanh hợp đồng thì đây là căn cứ quan trọng để
3. Mẫu hợp đồng thuê rừng, thuê đất lâm nghiệp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
Số:………./HĐ-TR
HỢP ĐỒNG THUÊ RỪNG
……….., ngày….. tháng…..năm……..
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày .. tháng … năm….
Căn cứ vào Nghị định số …./…../NĐ-CP ngày …./…./…. của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào đề nghị được thuê rừng của Bên thuê rừng và Quyết định cho thuê rừng số (1)………
Hôm nay, ngày……..tháng…….năm…………tại…….
Chúng tôi gồm:
1. Bên cho thuê rừng là UBND huyện…………
Do ông (bà)………..làm đại diện (2)
2. Bên thuê rừng là (3)……….
III. Hai bên thoả thuận ký hợp đồng thuê rừng với các điều, khoản sau đây:
Điều 1. Bên cho thuê rừng cho Bên thuê rừng thuê khu rừng như sau:
1. Diện tích rừng ……….ha……….
Tại (4)………
để sử dụng vào mục đích (5)…….(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
2. Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng ghi trong biểu và bản đồ kèm theo.
3. Thời hạn thuê rừng là………năm, kể từ ngày………..tháng………..năm………….đến ngày…….. tháng……….năm………….(6)
4. Bên thuê rừng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản khác có liên quan.
Điều 2. Bên thuê rừng có trách nhiệm trả tiền thuê rừng theo qui định sau:
1. Giá tiền thuê rừng là…………..đồng/ha/năm (7)………
2. Tiền thuê rừng được tính từ ngày………….tháng………….năm………..
3. Phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng …………
4. Nơi nộp tiền thuê rừng………..
Ngoài tiền thuê rừng, bên thuê rừng khi thực hiện các hoạt động tại Điều 1 còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo các quy định của Nhà nước và cộng đồng dân cư.
Điều 3. Việc sử dụng rừng thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng rừng đã ghi trong Điều 1 của Hợp đồng này.
Điều 4. Trách nhiệm của mỗi bên
1. Bên cho thuê rừng đảm bảo việc sử dụng rừng của Bên thuê rừng trong thời gian thực hiện hợp đồng, không được chuyển giao quyền sử dụng khu rừng trên cho Bên thứ ba trừ trường hợp phải thu hồi rừng theo pháp
2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê rừng không được chuyển quyền sử dụng rừng thuê; trường hợp Bên thuê rừng bị chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp mà hình thành pháp nhân mới thì pháp nhân mới được tiếp tục thuê rừng trong thời gian còn lại của Hợp đồng này.
3. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê rừng trả lại một phần khu rừng hoặc toàn bộ khu rừng thuê trước thời hạn thì phải
4. Hợp đồng thuê rừng chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Hết thời hạn thuê rừng mà không được gia hạn thuê tiếp.
– Do đề nghị của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê rừng đó chấp nhận.
– Bên thuê rừng bị phá sản hoặc giải thể.
– Bên thuê rừng không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng hay bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi rừng theo qui định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hai bên cam kết thực hiện đúng qui định của Hợp đồng này, nếu Bên nào thực hiện không đúng thì Bên đó phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo qui định của pháp luật.
Điều 6. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế đã xác định mức thu tiền thuê rừng, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê rừng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bên thuê rừng
(Ký tên và đóng dấu)
Bên cho thuê rừng
(Ký tên và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê rừng:
(1) Điền số của Quyết định cho thuê rừng, thuê đất của Ủy ban nhân dân. Quyết định cho thuê đất ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
(2) Điền ngày, tháng, năm, địa chỉ ký hợp đồng
(3) Điền tên của UBND huyện nơi cho thuê rừng, thuê đất
(4) Bên cho thuê rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
(5) Bên thuê rừng nếu là hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, số CMND, tài khoản (nếu có); nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ, tên, chức vụ người đại diện, số tài khoản.
(6) Điền diện tích rừng cho thuê theo như trong Quyết định cho thuê rừng, thuê đất của UBND.
(7) Vị trí, địa điểm khu rừng cho thuê ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiểu khu, khoảnh và lô (nếu có). Trường hợp cho thuê nhiều lô rừng thì phải có bảng kê cho từng lô rừng kèm theo.
(8) Mục đích sử dụng rừng ghi theo Quyết định cho thuê rừng, thuê đất của UBND.
(9) Thời hạn sử dụng rừng ghi theo quyết định cho thuê rừng của UBND và được ghi bằng số và bằng chữ.
(10) Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ.
(11) Điền thời gian các bên thỏa thuận tiền thuê rừng bắt đầu được tính.
(12) Các bên có thể thỏa thuận phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng, thuê dất
(13) Nơi nộp tiền thuê rừng do các bên thỏa thuận sao cho đảm bảo thuận tiện nhất.
5. Trình tự, thủ tục Nhà nước cho thuê rừng:
5.1. Trình tự, thủ tục cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân:
Bước 1: Bước chuẩn bị:
– Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc cho thuê rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của chủ rừng cho nhân dân ở địa phương mình.
– Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng cho thuê rừng: Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo cho thuê rừng và Tổ công tác cho thuê rừng cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng cho thuê rừng của xã.
– Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc cho thuê rừng.
Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn
– Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin thuê rừng kèm theo kế hoạch sử dụng rừng tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phương án và điều chỉnh phương án cho thuê rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn.
+ Chỉ đạo Hội đồng cho thuê rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao rừng báo cáo Ủy ban nhân dân xã.
Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp.
+ Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan chức năng cấp huyện).
Thời gian thực hiện của Bước 2 là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ sau khi Ủy ban nhân dân xã nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân.
Thời gian thực hiện bước này là 15 ngày làm việc.
Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
– Cơ quan có chức năng cấp huyện có trách nhiệm:
+ Chủ trì thẩm định tính khả thi của kế hoạch sử dụng rừng của hộ gia đình, cá nhân xin thuê rừng.
– Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng (bằng tiền thuê rừng, nếu có nhiều người cùng xin thuê rừng trên cùng một địa điểm).
– Gửi hồ sơ liên quan đến khu rừng tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Thời gian thực hiện bước 3 là 15 ngày làm việc.
Bước 4: Quyết định cho thuê rừng
Sau khi nhận được hồ sơ của cơ quan có chức năng cấp huyện có trách nhiệm:
+ Xem xét và ký quyết định cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
+ Ký hợp đồng với hộ gia đình, cá nhân về việc thuê rừng.
+ Chuyển quyết định cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có chức năng.
+
Thời gian thực hiện bước 4 là 13 ngày làm việc.
Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng, cho thuê rừng
– Khi nhận được quyết định giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm: tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề; việc bàn giao rừng phải lập thành biên bản bàn giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện hộ gia đình, cá nhân.
– Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rõ ranh giới đóng mốc khu rừng được giao, được thuê với sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và các chủ rừng liền kề
Thời gian thực hiện bước 5 là 3 ngày làm việc (sau khi hoàn thành nhiệm vụ tài chính của người thuê rừng – nếu có).
5.2. Trình tự, thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức:
Bước 1: Chuẩn bị
Việc chuẩn bị thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Mục II, Thông tư này.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu thuê rừng nộp đơn xin thuê rừng kèm theo hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 3: Thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ xin thuê rừng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
– Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc Tổ chức có nhu cầu được thuê rừng đã nộp hồ sơ về tỉnh để được thuê rừng, địa điểm khu rừng xin được thuê và tiếp nhận những thông tin phản hồi của xã hội .
– Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Mục II, Thông tư này.
– Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng ( bằng tiền thuê rừng, nếu có từ 2 tổ chức trở lên cùng xin được thuê rừng trên 1 khu rừng).
– Tổ chức đấu giá.
Thời gian thực hiện bước này là 30 ngày.
Bước 4: Xem xét, quyết định cho thuê rừng
– Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Mục II, Thông tư này.
Sau khi nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Xem xét và ký quyết định cho thuê rừng cho tổ chức.
Thời gian thực hiện bước 4 là 5 ngày làm việc.
Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng, cho thuê rừng
– Khi nhận được quyết định giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm: tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho tổ chức có sự tham gia của các chủ rừng liền kề; việc bàn giao rừng phải lập thành biên bản bàn giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện tổ chức.
– Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa tổ chức có trách nhiệm xác định rõ ranh giới đóng mốc khu rừng được giao, được thuê với sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và các chủ rừng liền kề.
Thời gian thực hiện là 3 ngày làm việc.