Về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo hướng dẫn của Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP như sau.
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo hướng dẫn của Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn Chương Các tội phạm về ma túy của Bộ luật hình sự như sau:
9. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200)
9.1. “Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.
9.2. “Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
9.3. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại Điều 200 của Bộ luật hình sự:
a) “Vì động cơ đê hèn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 200 của Bộ luật hình sự là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác;
b) “Gây bệnh nguy hiểm cho người khác” quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của Bộ luật hình sự là trường hợp người phạm tội (có thể biết hoặc không biết) đã gây ra cho người bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan B, lao…
Trường hợp người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của Bộ luật hình sự, người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật hình sự hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật hình sự.
c) “Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 200 của Bộ luật hình sự là gây bệnh nguy hiểm cho từ hai người trở lên.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
d) “Gây chết nhiều người” quy định tại khoản 4 Điều 200 của Bộ luật hình sự là trường hợp việc cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã gây ra cái chết của từ hai người trở lên.
e) “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 200 của Bộ luật hình sự là gây hậu quả chết một người đồng thời gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người hoặc gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, xã hội (như gây khó khăn, cản trở việc cai nghiện ma túy, gây dư luận bất bình, làm quần chúng hoang mang, lo sợ v.v…).
Mục lục bài viết
1. Rủ rê, lôi kéo người chưa thành niên sử dụng ma túy
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Lê Thúy Hường, ngụ tại xã Tân Hiệp, Huyện Tân Uyên, Bình Dương. Con trai tôi nghiện ma túy đã bị kết án về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Mặc dù ra tù rồi nhưng con tôi vẫn không cai nghiện được. Ngày 10/3/2014, con tôi bị công an bắt quả tang sử dụng trái phép chất ma túy cùng với 4 học sinh lớp 8. Sau khi bị bắt, chúng khai con trai tôi đã rủ rê, lôi kéo chúng sử dụng ma túy. Vậy con trai tôi có bị xử phạt thế nào?
Luật sư tư vấn:
Hành vi của con trai chị là lôi kéo các đối tượng khác sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi này cấu thành tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy tại Điều 200 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
“1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
e) Đối với nhiều người;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm :
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”
Các đối tượng mà con trai chị lôi kéo đều 15 tuổi nên đã vi phạm vào quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự. Theo quy định này, con trai chị có thể bị phạt tù với mức từ bảy năm đến mười lăm năm. Ngoài ra, con trai chị còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng
2. Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Mục 9 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì:
“9. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200)
9.1. “Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.
9.2. “Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
9.3. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại Điều 200 của Bộ luật hình sự:
a) “Vì động cơ đê hèn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 200 của Bộ luật hình sự là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác;
b) “Gây bệnh nguy hiểm cho người khác” quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của Bộ luật hình sự là trường hợp người phạm tội (có thể biết hoặc không biết) đã gây ra cho người bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan B, lao…
Trường hợp người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của Bộ luật hình sự, người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật hình sự hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật hình sự.
c) “Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 200 của Bộ luật hình sự là gây bệnh nguy hiểm cho từ hai người trở lên.
d) “Gây chết nhiều người” quy định tại khoản 4 Điều 200 của Bộ luật hình sự là trường hợp việc cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã gây ra cái chết của từ hai người trở lên.
e) “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 200 của Bộ luật hình sự là gây hậu quả chết một người đồng thời gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người hoặc gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, xã hội (như gây khó khăn, cản trở việc cai nghiện ma túy, gây dư luận bất bình, làm quần chúng hoang mang, lo sợ v.v…). ”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ; rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy. Người có hành vi này dẫn đến chết 1 người và gây bệnh nguy hiểm cho 2 người thì áp dụng tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 4 Điều 200 Bộ luật Hình sự và có thể bị xử phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
3. Hành vi ép người khác sử dụng ma túy bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
P là con nghiện đã bị kết án về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, trở về gia đình, P đã rủ rê, lôi kéo một số người sử dụng trái phép chất ma tuý, trong đó có H. Do H chưa biết sử dụng ma tuý, nên rất sợ không dám chích ma tuý. P ra lệnh cho đồng bọn trói H và dùng tay chân đấm đá H. Vì bị đánh và sợ P, nên H đã miễn cưỡng sử dụng ma tuý và bị bắt quả tang. P phạm tội gì?
Luật sư tư vấn:
Điều 200 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
“Điều 200. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;
e) Đối với nhiều người;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm :
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Như vậy, với việc P ra lệnh cho đồng bọn trói H và dùng tay chân đấm đá H, để H phải sợ hãi mà dung ma túy thì hành vi của P và đồng bọn ở đây là cưỡng bức (dùng vũ lực) để ép buộc H phải miễn cưỡng sử dụng ma túy. Do vậy, hành vi của P và đồng bọn đã cấu thành Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 200 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
4. Cho bạn vào nhà sử dụng ma túy có phạm tội không?
Tóm tắt câu hỏi:
A và B là bạn của nhau, A là người nghiện ma tuý. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng B đã đồng ý cho A vào nhà để hút heroin. Ngày 15/12/2015, công an đã bắt quả tang A đang hút heroin tại nhà B. Vậy A, B có phạm tội không? Đó là tội gì phạm tội gì?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về hành vi sử dụng ma túy của A. Hiện nay,Ttội sử dụng trái phép chất ma túy đã được xóa bỏ khỏi “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Do vậy, trường hợp này A bị xử phạt hành chính theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính an ninh an toàn xã hội phòng chữa cháy.
Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Thứ hai, về hành vi của B. B đã có hành vi cho A vào chỗ ở của mình để sử dụng trái phép ma túy nên hành vi của B đã cấu thành tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 198 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
Luật sư
Điều 198. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với trẻ em;
d) Đối với nhiều người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”