Dạy thêm là gì? Hiện nay được tổ chức dạy thêm ở đâu? Xử lý vi phạm hoạt động dạy thêm? Xử lý đối với giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm?
Dạy thêm đang là hình thức phổ biến trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, hoạt động dạy thêm quá nhiều đã gây ra nhiều hệ lụy, do vậy hoạt động dạy thêm hiện nay chỉ được tổ chức trong phạm vi nhà trường, nghiêm cấm đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường. Đối với các trường hợp vi phạm về việc dạy thêm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về xử lý các vi phạm trong hoạt động dạy thêm.
Luật sư
1. Dạy thêm là gì? Hiện nay được tổ chức dạy thêm ở đâu?
Theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục đào tạo quy định thì: “Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
Như vậy, dạy thêm là hoạt động do giáo viên tiến hành dạy học cho học sinh, mà hoạt động dạy học này được tiến hành ngoài phạm vi giờ học chính khóa theo khung giờ học mà của học sinh trên lớp. Các giáo viên tiến hành bổ sung kiến thức cho học sinh song song với chương trình học tập mà học sinh đang theo học trên lớp.
Hoạt động dạy thêm có thể được tiến hành trong phạm vi nhà trường hoặc dạy thêm ngoài nhà trường. Cũng theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT- BGDĐT quy định thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức; còn Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục công lập như cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức.
Theo quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục đào tạo ngày 26 tháng 8 năm 2019 Về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của thông tư số 17/2012/TT- BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Căn cứ để ban hành quyết định này đó chính là theo quy định tại Khoản 3 Điều 74
Và trong Phụ lục 4 của
2. Xử lý vi phạm hoạt động dạy thêm?
Xử lý vi phạm quy định về dạy thêm được quy định tại Điều 7
“1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;
d) Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, hình phạt chính đó chính là phạt tiền, theo đó mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định; mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng; mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép; và mức phạt từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Theo nguyên tắc áp dụng hình phạt trong
Bên cạnh đó, thì còn các hình phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng và hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép và hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép. Các chủ thể vi phạm còn phải thực hiện bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định và trả lại các khoản tiền đối với các trường hợp còn lại.
3. Xử lý đối với giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm
Các giáo viên khi thực hiện dạy thêm phải tuân thủ theo các quy định về hoạt động dạy thêm. Đặc biệt là các quy định về các trường hợp không được dạy thêm được quy định tại Điều 4 Thông tư số 17/2012/TT- BGDĐT, cụ thể là không được dạy thêm trong các trường hợp: dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hay tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học (chỉ được tổ chức dạy thêm trong các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống) hay việc các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông và trường hợp giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường hoặc dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Việc quy định các trường hợp không được dạy thêm, học thêm có ý nghĩa quan trọng, nhằm đảm bảo cho việc học của các học sinh được đảm bảo, vì việc học trên nhà trường của học sinh là trọng điểm, hoạt động dạy thêm, học thêm tổ chức với mục đích phụ đạo, củng cố thêm kiến thức cho học sinh; bên cạnh đó, việc quy định không dạy thêm, học thêm trong các trường hợp trên còn nhằm đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Trong trường hợp giáo viên vi phạm những quy định về trường hợp không được tổ chức dạy thêm hoặc có những vi phạm khác bị xử lý hành chính, thì các giáo viên cũng phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
Giáo viên tham gia giảng dạy trong nhà trường đã được biên chế chính mà các viên chức. Tại
“1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, trong trường hợp giáo viên vi phạm các quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm thì các giáo viên có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc bên cạnh đó giáo viên vi phạm có thể bị hạn chế thực hiện nghề nghiệp. Việc quyết định xử lý kỷ luật sẽ do Thủ trưởng cơ quan mà giáo viên đang công tác, Hội đồng kỷ luật quyết định áp dụng.