Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính thì có hai phương pháp đó là khiếu nại và khiếu kiện. Trên thực tế vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn giải trình về việc đơn thư khiếu kiện là gì?
Mẫu đơn giải trình về việc đơn thư khiếu kiện là văn bản do cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính gửi đến cơ quan nhà nước.
Mẫu đơn giải trình về việc đơn thư khiếu kiện cách thức bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức đó với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
2. Biểu mẫu đơn giải trình về việc đơn thư khiếu nại:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
——o0o——
………, ngày…… tháng……..năm………..
ĐƠN GIẢI TRÌNH
(Về việc đơn thư khiếu kiện gửi đến cơ quan)
Kính gửi: (Cơ quan nơi anh/chị làm việc)…..
Tên tôi là:…….
CMND số:…….Cấp ngày: ….. Nơi cấp:…….
Hộ khẩu thường trú:……..
Nơi ở hiện nay:………
Hiện tại tôi đang công tác tại:…….. Chức vụ:………
Nội dung giải trình:
Ngày…..tháng…..năm……., tôi được Quý cơ quan
gửi đơn đến cơ quan tố cáo tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với sự việc này, tôi làm đơn giải trình với Quý cơ quan nội dung cụ thể như sau:
Ngày……tháng……..năm…………., tôi có vay anh/chị………… số tiền là…………đồng (………………..đồng), văn bản có chữ ký của…………. Đến ngày……tháng……năm…………, tôi tiếp tục vay anh/chị………………………….. số tiền…………..(…………………đồng). Ngày hẹn trả số tiền trên là ngày….tháng….năm……. Những lần vay này đều được lập thành văn bản có chữ ký của…………… Tổng số tiền tôi vay của anh/chị…………. là…………đồng (…………đồng).
Mục đích của việc vay số tiền trên: tôi cho người thân của tôi là ……..sử dụng vào việc…………, cụ thể là………… Đến ngày hẹn trả nợ – ngày….tháng….năm…………., người thân nhà tôi và tôi không có khả năng trả nợ khoản tiền đã vay của anh/chị………… Tôi đang tích cực đàm phán với anh/chị………….. về việc trả khoản tiền vay trên.
Ngày……tháng……năm……………, tôi có trả cho anh/chị…………..số tiền………. đồng (………đồng). Như vậy, số tiền tôi còn nợ lại của anh/chị……….
là………..đồng (…………..đồng). Tôi đã thỏa thuận với anh/chị…………
là số tiền còn nợ lại……….đồng sẽ thanh toán bằng…………..
Đến ngày…….tháng……năm………., anh/chị…………. lại làm đơn tố cáo tôi với Quý cơ quan. Như đã trình bày, tôi không còn bất cứ một nghĩa vụ nào với anh/chị……….., vì tôi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Tôi nhận thấy, việc anh/chị………. làm đơn tố cáo tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không có căn cứ, gây tổn hại lớn đến uy tín, danh dự của tôi tại nơi công tác, trái với các quy định của pháp luật về việc khởi kiện.
Chính vì những căn cứ nêu trên, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho tôi.
Tôi xin cam đoan những nội dung giải trình nêu trên là đúng sự thật và tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan.
………., ngày…tháng…năm…
Người làm đơn
3. Hướng dẫn soạn thảo biểu mẫu đơn giải trình về việc đơn thư khiếu kiện:
(1): người làm đơn điền rõ nơi cơ quan mình làm việc
(2) (3) (4) (5) (6): người làm đơn điền đầy đủ, chính xác những thông tin của mình
(6): người làm đơn điền nội dung giải trình đầy đủ, chính xác, rõ ràng về ngày tháng năm xảy ra sự việc
Người làm đơn cam kết những nội dung đã khai là đúng sự thật và ký vào cuối đơn.
4. Quy định về khiếu kiện:
Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định, hành vi của
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
– Khiếu kiện danh sách cử tri.
Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
– Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước,
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là
– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
– Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.
Thời hiệu khởi kiện
– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
– Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
+ Từ ngày nhận được
– Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
+ 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
+ 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
– Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.