Việc xây dựng kế hoạch bài dạy, kế hoạch dạy học là rất quan trọng với giáo viên. Dưới đây là 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy THCS môn Sinh học đầy đủ, giúp các thầy cô giáo có thêm những ý tưởng mới để hoàn thành bài kế hoạch giảng dạy của mình một cách tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch dạy học là gì?
Kế hoạch dạy học là bản kế hoạch dùng để hướng dẫn cụ thể cho quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho một bài học, môn học gồm những nội dung cơ bản sau: mục tiêu giảng dạy, các nguồn lực của quá trình học tập, tổ chức đánh giá, kiểm kết quả thực hiện hoạt động giảng dạy.
Kế hoạch dạy học là sơ đồ logic để giáo viên tiến hành hoạt động giảng dạy của mình sao cho logic và tuân theo kế hoạch giảng dạy đã được lên ý tưởng nhằm mục đích đạt được hiệu quả mà mình mong muốn.
2. Xây dựng kế hoạch dạy học:
Xây dựng kế hoạch là sự xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu một cách có khoa học về quá trình phát triển và lên kế hoạch cho những phương tiện cơ bản nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đó một cách có hiệu quả. Nói cách khác, xây dựng kế hoạch là việc phải quyết định xem phải làm cái gì trước, khi nào làm việc đó, phải làm thế nào và ai sẽ là người làm. Các bước xây dựng kế hoạch gồm: tiền kế hoạch, chẩn đoán kế hoạch, thiết kế bản kế hoạch và hoàn thiện bản kế hoạch.
3. Việc xây dựng kế hoạch dạy học có vai trò gì?
Việc xây dựng kế hoạch day học có nhiều ý nghĩa đối với mỗi giáo viên:
+ Tạo lập ra một môi trường dạy học sao cho phù hợp.
+ Định hướng về tâm lí của việc giảng dạy.
+ Giới hạn nội dung có liên quan đến chủ đề dạy học.
+ Kiến thức đã có được sử dụng một cách có hiệu quả.
+ Kỹ năng giảng dạy được phát triển.
+ Sử dụng thời gian có hiệu quả.
4. Lập kế hoạch dạy học có ý nghĩa như thế nào?
– Lập kế hoạch dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp giáo viên có thể quản lý được thời gian giảng dạy của mình được tốt hơn.
– Lập kế hoạch bài học theo định hướng dạy học tích cực giúp cho cá nhân giáo viên và học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học.
5. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy THCS môn Sinh học đầy đủ:
Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh cần phải làm gì để có thể tiếp nhận, vận dụng kỹ năng, kiến thức của chủ đề?
Gợi ý trả lời:
Sau khi học xong bài học, để có thể tiếp nhận, vận dụng kỹ năng, kiến thức của chủ đề HS cần phải:
– Trước hết vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết những tình huống đơn giản có trong đời sống thực tiễn như: dự đoán, mô tả, giải thích những hiện tượng khoa học. Trong một số tình huống ứng xử một cách thích hợp.
– Các kiến thức đã được học phân loại được vận dụng vào những môi trường sống của các loài sinh vật.
– Liệt kê các yếu tố làm ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật
– Vận dụng các kiến thức để phân loại và xác định các loại thuộc nhóm vật sống hay nhóm vật không sống.
Câu 2: Trong bài học HS được thực hiện những “hoạt động học” nào?
Gợi ý trả lời:
Các hoạt động học mà HS sẽ được thực hiện:
– Hoạt động khởi động
– Hình thành các kiến thức
– Luyện tập
– Vận dụng
Câu 3: Những “biểu hiện cụ thể” của các PC và NL nào có thể sẽ được hình thành và phát triển ở các em học sinh?
Gợi ý trả lời:
* Về phẩm chất:
– Môn KHTN cùng với môn học khác được hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu được nêu ở trong CT GDPT tổng thể, gồm 5 phẩm chất đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
– Môn KHTN có vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành, phát triển về thế giới quan khoa học của các em HS; có tầm quan trọng trong việc giáo dục phẩn chất cho học sinh và biết cách vận dụng những quy luật trong tự nhiên, từ đó biết cách ứng xử với thế giới tự nhiên sao cho phù hợp với các yêu cầu về phát triển một cách bền vững.
– Thông qua quá trình dạy học, môn KHTN sẽ giáo dục cho các em HS có ý chí vượt qua khó khăn; yêu lao động; có ý thức để bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ của bản thân cũng như những người thân ở trong gia đình và trong cộng đồng.
* Về năng lực: Bài học đã góp phần vào việc hình thành và phát triển những năng lực như sau:
– Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và năng lực tự học: Biết cách sưu tầm các bức tranh ảnh để phục vụ cho bài học
+ Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: Biết cách phân công và hợp tác ở trong nhóm học để từ đó thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao.
– Năng lực đặc thù
+ Nhận thức KHTN
+ Tìm hiểu về tự nhiên
+ Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học
Câu 4: Các thiết bị dạy học/học liệu mà HS sẽ được sử dụng khi thực hiện các hoạt động hình thành các kiến thức mới có trong bài học?
Gợi ý trả lời:
Các thiết bị dạy học/học liệu mà HS sẽ được sử dụng đó là:
– Các clip về môi trường sống của cá sấu, cá Piranha bụng đỏ, cây sung, cò thìa cánh hồng: Giúp cho các em HS có thể phát hiện và tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của loài cá Piranha. Bên cạnh đó, giúp cho HS phân loại ra môi trường sống của các loài sinh vật.
– Các hình ảnh về môi trường sống, nhân tố sinh thái hữu sinh và vô sinh.
Câu 5: Để hình thành kiến thức mới HS có thể sử dụng những thiết bị dạy học hay những học liệu nào?
Gợi ý trả lời:
– Quan sát những clip nói về môi trường sống của cá Piranha bụng đỏ, cò thìa cánh hồng và cây sung.
– HS thảo luận và làm việc theo nhóm rồi đưa ra kết quả.
– Lắng nghe những lời nhận xét của giáo viên.
– Quan sát hình ảnh và video được giáo viên trình bày.
– Theo dõi các yếu tố sinh thái khi được giáo viên phân tích
Câu 6: Trong hoạt động để hình thành kiến thức mới HS phải hoàn thành những sản phẩm học tập nào?
Gợi ý trả lời:
Những sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành đó là:
– HS cần phải trình bày được khái niệm của môi trường sống của sinh vật.
– Khi làm việc nhóm HS phải biết hợp tác và phân công để thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao.
– Dựa vào các khái niệm HS phải phân biệt được nhân tố sinh thái hữu sinh và vô sinh.
– Vận dụng những kiến thức về giới hạn sinh thái để biết được môi trường sống của một hoặc một số loài sinh vật sao cho phù hợp.
Câu 7: Trong quá trình HS thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới giáo viên cần có những nhận xét và đánh giá gì về kết quả của các em học sinh?
Gợi ý trả lời:
– Giáo viên cần đánh giá và nhận xét một cách thường xuyên
– Giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu cũng như các yêu cầu cần đạt đối với mỗi lớp và từng cấp học trong chương trình học.
– Phải bảo đảm tính toàn diện và khách quan cũng như phải có sự phân hóa trong quá trình đánh giá. Cần phải kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên với đánh giá của bản thân em HS và của các bạn trong lớp cũng như của cha mẹ HS.
– Việc đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ về năng lực và phẩm chất cũng như ý thức học tập của HS. Quá trình này có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy cho sự phát triển về phẩm chất và năng lực của HS. Đồng thời cũng tạo được sự hứng thú cho HS trong quá trình học tập. Qua đó HS có thể khám phá và yêu thích môn học hơn.
– Từ đánh giá kiến thức và kĩ năng chuyển sang đánh giá về năng lực của HS.
Câu 8: HS sử dụng những thiết bị dạy học và những học liệu nào trong quá trình thực hiện hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức mới trong bài học?
Gợi ý trả lời:
– Tranh ảnh, clip, sách giáo khoa,…và các thiết bị khác được giáo viên đưa ra.
Câu 9. Để luyện tập và vận dụng kiến thức mới HS có thể sử dụng thiết bị dạy học và những học nào?
Gợi ý trả lời:
– Để hình thành nên khái niệm ban đầu HS cần phải dựa vào vốn kiến thức của mình đã tìm được kết hợp với nội dung mà giáo viên đã hướng dẫn.
– Vận dụng và áp dụng những kiến thức mới vừa học được vào cuộc sống thực tiễn.
– Áp dụng những kiến thức vào trong cuộc sống một cách thường xuyên.
Câu 10. Trong hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức mới những sản phẩm học tập mà HS cần phải hoàn thành là gì?
Gợi ý trả lời:
– Giúp cho HS có thể hình thành và phát triển những phẩm chất sau: Tích cực rèn luyện, rự rác tham gia thảo luận nhóm, tác phong học tập nghiêm túc.
– Giúp HS yêu thích môn học hơn, tăng khả năng hứng thú khám phá, tìm tòi và ham học hỏi, cũng như vó tinh thần trách nhiệm cao trong học tập.
– Giúp học sinh hình thành bước đầu các năng lực về sự khám phá, tìm tòi và tra cứu thông tin cũng như áp dụng các kiến thức mới vào cuộc sống.
– Tạo cho HS cơ hội trao đổi, trình bày và chia sẻ cũng như khả năng phối hợp thực hiện các ý tưởng trong bài thực hành một cách hiệu quả, đồng thời còn tăng sự đoàn kết trong nhóm, tập thể.
– Giúp HS hình thành và phát triển những năng lực phẩm chất chặng hạn như: năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và vận dụng kiến thức kĩ năng cũng như khoa học.
Câu 11. Trong quá trình HS thực hiện hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức mới, giáo viên có những nhận xét và đánh giá gì về kết quả đó?
Gợi ý trả lời:
– Đối với HS, giáo viên cần phải thể hiện sự quan tâm và động viên của mình để mỗi khi các em làm bài sai sẽ không bị e ngại và mất sự tự tin. Qua đó giúp HS mạnh dạn hơn trong việc trao đổi và đặt câu hỏi với giáo viên cũng như với các bạn trong nhóm, kết hợp với nhau để tìm phương pháp giải và có câu trả lời chính xác.
– Trong quá trình giáo viên hướng dẫn và giảng dạy phải luôn nhắc nhở và yêu cầu HS tập trung lắng nghe và quan sát để khi vận dụng vào bài học và trong cuộc sống được hiệu quả nhất.
– Giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt và phong phú các hình thức học tập để cho HS không bị ức chế và nhàm chán trong việc thực hiện và hoàn thành bài tập:
+ Làm việc và thảo luận nhóm.
+ Chia nhiệm vụ theo tổ và chơi các trò chơi về học tập.
– Trong quá trình làm việc và thảo luận nhóm, giáo viên phải luôn quan sát, lắng nghe và hướng dẫn, có thể nêu ra các gợi ý cho các nhóm.