Dưới đây là 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học THPT mới nhất, giúp các thầy cô có thể hoàn thành bài bài kế hoạch giảng dạy của mình sao cho được hoàn thiện và tốt nhất. Mời các thầy cô cùng kham khảo.
Mục lục bài viết
1. Tin học là gì?
Tin học trong tiếng Anh là informatics, trong tiếng Pháp là informatique là một ngành khoa học chuyên về nghiên cứu các quá trình tự động hóa về việc lưu trữ, tổ chức và xử lý cũng như truyền dẫn các thông tin của một hệ thống máy tính. Ngày nay tin học được hiểu là bao gồm tất cả các kỹ thuật và nghiên cứu có liên quan đến việc mô phỏng và biến đổi cũng như tái tạo lại thông tin. Theo tiếng Pháp tin học được dịch là informatique. Có ý nghĩa là computer science khoa học về máy tính theo nghĩa tiếng Anh và dùng các thiết bị điện tử để lưu trữ các thông tin.
=> Có thể thấy tin học có rất nhiều cách hiểu khác nhau nhưng tất cả chung quy lại thì tin học là một ngành khoa học với hệ thống thiết bị hiện đại và dùng các thiết bị điện tử để lưu trữ các thông tin.
Tin học là một ngành khoa học công nghệ chuyên nghiên cứu các phương pháp và các quá trình xử lý thông tin một cách tự động bằng các thiết bị điện tử.
Máy tính ngành tin học ra đời ngày càng trở nên phát triển. Trên cơ sở của việc sử dụng dạng máy tính điện tử thì các hoạt động thông tin sẽ được tin học nghiên cứu một cách tự động. Các mạng máy tính, đặc biệt đó là mạng Internet phát triển đã góp phần làm cho tin học được ứng dụng trong đời sống thực tế ngày càng trở nên phổ biến.
Ngày nay trong mọi lĩnh vực về đời sống xã hội, tin học đều được áp dụng như: Học tập, những phần mềm dùng để quản lý, giải trí, văn phòng, các trang thương mại điện tử,…Tin học có tầm vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của con người hiện nay.
2. Mục tiêu cần đạt của môn học:
– Nhằm mục đích phát triển trí tuệ, tư duy của các em học sinh và chỉ ra được việc ứng dụng trong cuộc sống thực tế của môn Tin học.
– Học sinh có sự hiểu biết về công nghệ thông tin, những thông tin về bộ môn được cập nhật sao cho có sự phù hợp và biết được trong cuộc sống thực tế môn Tin học được ứng dụng như thế nào.
3. Cơ sở xây dựng kế hoạch:
3.1. Về thuận lợi:
– Có sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu và tổ chuyên môn vô cùng sát sao.
– Tinh thần đoàn kết của tổ toán vững chắc.
– Đội ngũ giáo viên có một tư tưởng về chính trị tốt và rất nhiệt tình.
– Các em học sinh chịu khó, có ý thức trong học tập, thái độ học tập tốt và có hứng thú với bộ môn Tin học.
3.2. Về khó khăn:
– Lần đầu tiên môn tin học được đưa vào chương trình dạy chính khoá, nên có sự mới mẻ và bơd ngỡ không chỉ nói với Giáo viên mẹ còn đối với các em học sinh.
– Do điều kiện vật chất về việc thực hành môn tin học của nhà trường vẫn chưa được tốt.
4. Tiêu chuẩn của giáo viên dạy Tin học Trung học phổ thông:
Giáo viên môn Tin học trung học phổ thông cần có tiêu chuẩn về trình độ được đào tạo cũng như việc bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông là phải có trong tay bằng cử nhân về chuyên ngành sao cho phù hợp hay có bằng cử nhân trở lên phải thuộc ngành đào tạo của giáo viên và cần có chứng chỉ về việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của Bộ GD&ĐT đã ban hành.
Cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm cho người đã tham gia vào quá trình học tập và đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Mục tiêu và đối tượng trong từng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có sự khác biệt nhau.
5. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học THPT mới nhất:
Câu 1: Sau khi học bài xong, để được tiếp nhận và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề thì học sinh cần phải làm được gì?
Gợi ý trả lời:
– Kiến thức: Học sinh phải nhận diện và phân tích được những hình dạng thường gặp của các loại máy tính thông dụng đồng thời cũng chỉ ra được những thành phần cơ bản của chúng.
– Kĩ năng:
+ Học sinh cần phải nhận ra được những máy tính thông dụng như máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn, hay máy tinh bảng và điện thoại thông minh.
+ Học sinh cần phải chỉ ra được những thành phần cơ bản của các lại máy tính trên đây gồm có màn hình, bàn phím, thân máy và chuột.
Câu 2: Các “Hoạt động học” nào trong bà học mà học sinh cần phải thực hiện?
Gợi ý trả lời:
– Hoạt động thứ nhất: Khởi động
– Hoạt động thứ 2: Tìm hiểu về các thành phần cơ bản của máy tính thông dụng
– Hoạt động thứ 3: Các lọai máy tính thông dụng.
Câu 3: Để hình thành sự phát triển cho học sinh thì cần phải thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào khi thông qua các “hoạt động học”?
Gợi ý trả lời: Nhận diện và phân biệt hình dạng cũng như chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng.
Câu 4: Những thiết bị dạy học hay những học liệu nào được học sinh sử dụng trong bài học khi thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới?
Gợi ý trả lời:
– Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của giáo viên, nhằm mục đích để chỉ những thành phần cơ bản của máy tính cho học sinh biết.
– Hình ảnh và video giới thiệu về những lợi ích của máy tính.
– Hình ảnh và video giới thiệu về hình dạng bên ngoài của 4 loại máy tính đó là: máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh; cũng như tìm hiểu các thành phần cơ bản của chúng đó là: màn hình, bàn phím, thân máy và chuột.
Câu 5: Để hình thành kiến thức mới thì học sinh sử dụng thiết bị dạy học hay học liệu nào về đọc, nghe, nhìn, làm?
Gợi ý trả lời: Học sinh quan sát các hình ảnh, xem đoạn video, kết hợp với đọc tài liệu và sử dụng máy tính, cũng như nghe thầy cô giáo hướng dẫn để hình thành kiến thức mới.
Câu 6: Để hình thành kiến thức mới học sinh cần phải hoàn thành các hoạt động bằng những sản phẩm học tập gì?
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời và kết quả nhận định của học sinh đối với các thành phần cơ bản của mây tính như: màn hình, bàn phím, thân máy và chuột. Học sinh nhận ra chúng thông qua việc quan sát trực tiếp máy tính thực tế hoặc qua hình ảnh, video.
Khẳng định của học sinh về loại máy tính mà các em đang được nhìn thấy loại nào. Phát biểu của các em học sinh khi so sánh 4 loại máy tính thông dụng về hình thức bên ngoài của chúng.
Câu 7: Xét về kết quả việc thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh, giáo viên có những nhận xét và đánh giá gì?
Gợi ý trả lời: Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết quả trong từng hoạt động của học sinh, có thể là hoạt động cá nhân, nhóm. Đánh giá khả năng quan sát và suy nghĩ của học sinh, cũng như sự trao đổi với bạn bè và giáo viên về những vấn đề mà giáo viên đặt ra.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học thù những thiết bị dạy học nào được học sinh sử dụng?
Gợi ý trả lời:
– Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của giáo viên.
– Hình ảnh hoặc video giới thiệu về những lợi ích của máy tính.
– Hình ảnh hoặc video giới thiệu về hình dáng bên ngoài của 4 loại máy tính đó là: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng vàe điện thoại thông minh
Câu 9: Những thiết bị dạy học nào dùn để đọc, nghe, nhìn, làm được học sinh sử dụng để luyện tập và vận dụng kiến thức mới?
Gợi ý trả lời: Học sinh quan sát hình ảnh và xem video, kết hợp với đọc tài liệu và sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh,… để vận dụng kiến thức mới.
Câu 10: Trong hoạt động rèn luyện và vận dụng kiến thức mới thì những sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành là gì?
Gợi ý trả lời:
– Kết quả nhận dạng các loại máy tính và thành phần cơ bản của chúng của học sinh. Những khẳng định về các loại máy tính thông dụng của học sinh.
– Phân biệt được những điểm khác nhau giữa máy tính bảng và máy tính xách tay, giữa điện thoại thông minh với những máy tính còn lại.
Câu 11: Kết quả của việc thực hiện hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức mới của học sinh thì giáo viên có những nhận xét và đánh giá gì?
Gợi ý trả lời: Giáo viên nhận xét và đánh giá các câu trả lời của các em học sinh trong hoạt động vận dụng và thực hành, có thể là hoạt động cá nhân, theo nhóm. Đồng thời đánh giá khả năng quan sát và suy nghĩ, cũng như trao đổi với bạn và giáo viên của học sinh.