Khi nào thì cần phải thuê luật sư? Trường hợp nào nên sử dụng dịch vụ Luật sư? Phí thuê Luật sư có cao không? Giá thuê luật sư là bao nhiêu?
Khi xã hội phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư ngày càng nhiều, nhiều người cũng thắc mắc khi nào, giai đoạn nào thì nên thuê luật sư để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời chi phí thuê luật sư có cao hay không? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho Quý khách hàng.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Luật sư là gì?
Căn cứ theo điều 2, Luật luật sư 2006 có thể hiểu: Luật sư là người thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, luật sư phải là những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật.
Để trở thành một luật sư thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn như: Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật, có bằng cử nhân luật, được đào tạo nghề luật sư và đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo để hành nghề luật sư.
Khách hàng có thể yêu cầu luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý thông qua các hình thức như: Tư vấn pháp luật (Tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn qua tổng đài, email…), tham gia tố tụng (cụ thể là làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như tòa án để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, bào chữa cho khách hàng), đại diện pháp luật ngoài tố tụng (là hình thức trợ giúp pháp lý mà luật sư đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch dân sự, hành chính,…(Ví dụ như là thủ tục xin cấp sổ đỏ, khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính…), cung cấp các dịch vụ pháp lý khác.
2. Quyền và nghĩa vụ của luật sư:
Về quyền của luật sư: Luật sư có các quyền sau đây:
Thứ nhất, Luật sư được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề luật sư. Khi luật sư đại diện cho khách hàng thực hiện các công việc thì được nhà nước đảm bảo các quyền lợi, nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây khó khăn khi luật sư thực hiện, thậm chí trong các quy định của bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật tố tụng hình sư, luật tố tụng hành chính,… cũng đã có những quy định rất rõ về quyền của luật sư trong quá trình tham gia vào thủ tục tố tụng.
Thứ hai, đại diện cho khách theo quy định của pháp luật. Giữa luật sư và khách hàng sẽ ký kết một hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Luật sư sẽ thực hiện các công việc theo hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
Thứ ba, hành nghề luật sư và lựa chọn hình thức hành nghề, hình thức tổ chức hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Luật sư được chọn hình thưc và tổ chức hành nghề luất sư theo mong muốn của mình
Thứ tư, Luật sư được hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật không giới hạn một luật sư chỉ được phép hành nghề tại khu vực, các luật sư hoàn toàn có thể thực hiện, hành nghề trên cả 63 tỉnh thành. Ví dụ một luật sư có hộ khẩu ở miền Bắc vẫn có thể hành nghề ở miền trung, miền Nam.
Thứ năm, Luật sư được hành nghề luật sư ở nước ngoài. Không chỉ được phép hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam, luật sư hoàn toàn có thể hội nhập với quốc tế, hành nghề luật sư ở nước ngoài.
Về các nghĩa vụ của luật sư: Bên cạnh các quyền lợi được nhà nước đảm bảo thì luật sư cũng có những nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, Luật sư cần tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư. Mỗi ngành nghề đều có một nguyên tắc hoạt động riêng, và nghề luật sư cũng vậy. Vì vậy, luật sư cần tuân thủ theo các nguyên tắc hành nghề theo quy định trong luật luật sư 2006 sửa đổi 2012 để đảm bảo cho việc hoạt động, hành nghề.
Thứ hai, Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các công việc của khách hàng, luật sư phải có thái độ tôn trọng người tiến hành tố tụng. Khi tham gia tố tụng luật sư được nhà nước đảm bảo về quyền lợi thì đi kèm theo đó luật sư cũng cần đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của mình để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Thứ ba, khi được các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu thì luật sư phải tham gia đầy đủ, kịp thời trong các vụ án để đảm bảo việc thực thi, giải quyết vụ án.
Thứ tư, khi có yêu cầu, luật sư phải thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng mà pháp luật quy định
Thứ năm, trong quá trình hành nghề luật sư cũng cần tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ để tìm hiểu, cập nhật các quy định, thông tin mới liên quan đến ngành nghề của mình, đồng thười nâng cao chất lượng của luật sư Việt Nam.
3. Khi nào cần thuê luật sư?
Việc thuê luật sư là phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Khi một cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm, cần sự giúp đỡ của người am hiểu các quy định của pháp luật và nhờ họ đứng ra để thực hiện các công việc, thủ tục nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình thì có thể liên hệ tới các văn phòng, công ty luật uy tín.
Ngoài ra, khi thực hiện các thủ tục hành chính, khách hàng cũng có thể liên hệ với luật sư để mời luật sư thực hiện các thủ tục đó cho mình. Khi thực hiện các giao dịch dân sự, sự can thiệp của luật sư cũng có thể góp phần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, luật sư sẽ giúp khách hàng rà soát những điều khoản hợp đồng, đảm bảo việc thảo thuận không trái pháp luật, bởi lẽ, luật sư là những người am hiểu các quy định của pháp luật hơn ai hết.
Cần lưu ý về thời điểm luật sư có thể tham gia khi bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Đối với trường hợp là
Ngoài ra khách hàng khi có nhu cầu thuê luật sư cũng cần lưu ý:
Khi khách hàng có nhu cầu thuê luật sư giải quyết các vấn đề vụ việc có tính chất thường xuyên như hợp đồng,
Khi khách hàng có liên quan đến những vụ án hình sự thì nên thuê luật sư ngay từ khi có giấy mời, giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, càng sớm càng tốt để đảm bảo bảo quyền và lợi ích của khách hàng trong trường hợp khách hàng là bị hại trong vụ án. Cũng như việc đảm bảo thời gian nghiên cứu, bổ sung các tình tiết giảm nhẹ và chuẩn bị bản luận cứ bào chữa cho khách hàng trong trường hợp khách hàng là bị cáo.
4. Phí, giá thuê luật sư là bao nhiêu?
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư thì phải trả thù lao cho luật sư. Thù lao của luật sư được quy định rất cụ thể trong luật luật sư 2006. Theo đó, có thể hiểu, mức thù lao của luật sư được tính dựa theo các căn cứ như: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý mà khách hàng yêu cầu, vụ việc có phức tạp không, có yêu cầu chuyên môn nhiều hay không? thời gian và công sức của luật sư khi thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng, với những vụ việc phức tạp, luật sư phải tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ và thực hiện công việc. Vì vậy cần có thù lao khác với những vụ việc đơn giản, tốn ít thời gian. Ngoài ra, thù lao luật sư cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Những luật sư giỏi, uy tín và nổi tiếng luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn để thực hiện các công việc, đồng nghĩa với việc thù lao cho các luật sư này cũng sẽ cao hơn những luật sư có ít kinh nghiệm, bởi hiệu quả giải quyết công việc của họ sẽ cao hơn.
Thù lao của luật sư được tính theo các phương thức : Số giờ làm việc của luật sư; vụ, việc với mức thù lao theo gói hoặc thù lao theo tỷ lệ phần trăm hoặc mức thù lao cố định hợp đồng dài hạn.
Tùy theo các hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý thì thù lao của luật sư sẽ được xấc định khác nhau:
Thù lao, chi phí của luật sư trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý được xác định như sau: Mức thù lao sẽ do các bên tự thỏa thuận và ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên không được vượt quá mức trần do Chính phủ quy định, không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở (không được vượt quá 447.000 đồng) trên 01 giờ làm việc của luật sư.Ngoài ra còn các khoản như tiền tàu xe, chi phí đi lại, lưu trú.. khi thực hiện dịch vụ pháp lý.
Thù lao, chi phí của luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được xác định như sau: Mức thù lao được trả cho luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở/ ngày. Bên cạnh đó còn có các khoản tiền tàu xe đi lại, lưu trú….
Tiền lương của luật dư trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân: Luật sư nhận lương theo thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ theo quy định của luật lao động.