Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm các quy định về giao thông đường bộ.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm các quy định về giao thông đường bộ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, xin tư vấn cho em trường hợp như sau. Bố và mẹ em gặp phải tai nạn giao thông khi đang lưu thông xe gắn máy cắt ngang qua đường để trở về nhà. Nhưng không may chỉ còn 1/4 đoạn đường (gần chạm vạch dành cho xe thô sơ) thì bị một xe máy khác tông thẳng trực diện. Bố mẹ có quan sát cẩn thận, bật tín hiệu đèn xin qua đường và chạy với tốc độ khá chậm khoảng 20km/h. Tuy nhiên phía bên kia chạy với tốc độ khá nhanh, do ở trạng thái say xỉn, không hề thắng hay phanh lại, trên đường không có vết trầy xước, xe tông thẳng trực diện vào xe của bố mẹ em, bố và mẹ em bị văng ra xa, mẹ em khâu 8 mũi ở trán, trầy xước nhẹ, tuy nhiên bố bị gãy 1/3 chân, đa chấn thương, đặc biệt vùng não. Bố thực hiện ca mổ hộp sọ và não ở bệnh viện tỉnh và sau đó được chuyển thẳng bệnh viện thành phố để tiếp tục điều trị, 10 ngày sau tình trạng sức khỏe ngày càng xấu và và qua đời. Gia đình em phải chịu đựng sự đau buồn và khó khăn rất lớn về mặt tinh thần lẫn vật chất. Xin Luật sư tư vấn giúp em, trong trường hợp này, bên nào sai và bên nào đúng. Và liệu có mức bồi thường như thế nào là đúng và hợp lý cho gia đình em, em nên lập luận và lý lẽ ra sao, bởi kể từ lúc bố mất và mẹ bị thương đến nay gia đình phía bên kia chưa từng đến thăm hỏi và chi trả bất cứ số tiền nào để hỗ trợ cho gia đình em. Gia đình em, 2 chị em em đang là sinh viên đại học, ở nhà còn phải chăm lo cho bà nội của em nay đã 84 tuổi. Cuộc sống gia đình đang rất bế tắc. Xin Luật sư giúp em.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 604 Bộ Luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Như vậy, cần xác định rõ lỗi sai khi xảy ra tai nạn giao thông, theo thông tin bạn trình bày thì bố mẹ bạn đi đúng làn đường, phần đường theo quy định, không vi phạm quy định về giao thông đường bộ. Phía bên kia lái xe trong tình trạng say rượu, đi nhanh, không quan sát nên gây tai nạn giao thông, có thể thấy phía bên kia là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông tuy nhiên phải căn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra hoặc cảnh sát giao thông về vụ tai nạn giao thông thì mới biết chính xác bên nào có lỗi.
Xem thêm: Mức phạt người rải đinh ra đường? Mức phạt hành vi rải đinh ra đường?
Nếu phía bên kia gây ra tai nạn giao thông, gây hậu quả chết người, mẹ bạn bị thương thì gia đình bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 609 và Điều 610 Bộ luật dân sự 2005:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
+ Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
Xem thêm: Trường hợp nào lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn giao thông?
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
+ Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy, gia đình bạn có quyền yêu cầu bồi thường những khoản chi phí trên.
Ngoài ra, đối với người đã gây ra tai nạn giao thông cho gia đình bạn, gây ra hậu quả chế người, thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
"1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."