Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

  • 24/02/202324/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    24/02/2023
    Giáo dục
    0

    Nhan đề của một tác phẩm là một phần vô cùng quan trọng giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận nội dung tác phẩm. Nhan đề bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu cũng vậy, tác phẩm thể hiện niềm tin tha thiết vào cuộc sống và niềm khao khát mãnh liệt được tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. Bài viết dưới đây là ý nghĩa nhan đề bài thơ "Khi con tu hú" giúp các bạn học sinh lớp 8 cảm nhận được cảm hứng sáng tác của nhà thơ Tố Hữu gửi gắm vào đó một cách sâu sắc.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu:
      • 2 2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” ngắn gọn nhất:
      • 3 3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chi tiết:
      • 4 4. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” hay nhất:
      • 5 5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” có chọn lọc:

      1. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu:

      Nhà thơ Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những tác phẩm có tầm ảnh hưởng và được đánh giá cao. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác khi ông đang bị địch giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ. Bài thơ là lời diễn tả nỗi khổ đau của người tù cách mạng, có khát khao được chiến đấu, phục vụ cho cách mạng, người chiến sĩ cảm thấy uất ức, bức bối khi bị địch giam cầm trong bốn bức tường đầy ngột ngạt và chứng kiến quãng thời gian dài đằng đẵng đang trôi qua trong khi tinh thần kháng chiến ở bên ngoài đang sôi sùng sục.

      Trong một bài thơ, nhan đề là một phần hết sức quan trọng đến sự tiếp nhận của người đọc. Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu cũng đã trở thành một cánh cửa thể hiện sự gợi mở tâm tư của nhà thơ. Tác phẩm được sáng tác có sự liên quan mật thiết với tên nhan đề bài thơ. Đó là một ngày mùa hè tháng 7, khi đang trên con đường hoạt động cách mạng cứu nước, người chiến sĩ cách mạng đã bị tay sai của bọn thực dân Pháp bắt giam hãm tại nhà lao ở Huế. Khi ở trong nhà lao, ông nghe thấy tiếng chim tu hú đang vang lên thiết tha bên ô cửa sổ tại nơi phòng giam tăm tối. Tưởng chừng tiếng chim tu hú vang vọng trở nên vô nghĩa nhưng nó lại là một nguồn cảm hứng chủ đạo mạnh mẽ góp phần giúp tác giả nói lên tiếng lòng của bản thân. Giữa khung cảnh mùa hè tháng 7 oi ả, những cánh đồng lúa chín mênh mông trải dài vô tận và trên bầu trời trong xanh không một chút gợn mây có những con sáo diều vi vu, tiếng tu hú kêu náo nức vang vọng khắp không gian như là tín hiệu ngày về, mở đầu cho tiếng ve kêu râm ran ở những bụi cây rậm rạp và mở đầu cho sự ngột ngạt, oi bức trong tâm hồn người tù cách mạng. Tiếng chim tu hú vừa gợi mở ra trong tâm tưởng người tù một bức tranh với khung cảnh ngày hè oi bức sống động vừa khơi dậy nên biết bao khát vọng chân chính của một người chiến sĩ cách mạng. Đó là những khát vọng khao khát hất tung những bực bội của cái nóng bức, muốn đạp tung các song sắt của nhà tù, muốn phá vỡ cái chật hẹp, ngột ngạt của nhà tù thực dân độc ác cướp nước được bốn bức tường tăm tối bao quanh. Tiếng chim tu hú gợi ra sự liên tưởng không gian với khát vọng thoát khỏi nhà lao để được nhìn ngắm thế giới bên ngoài thật trọn vẹn. Khao khát được nghe tiếng chim tu hú đang giục giã mùa hè một cách rõ hơn, mong muốn ngắm nhìn đồng lúa chín mênh mông, con diều vi vu trong bầu trời xanh, nghe tiếng ve kêu và mong muốn nhìn ngắm khoảng trời trong xanh chất chứa biết bao ước mơ và hi vọng. Đặt bài thơ “Khi con tu hú” ở trong bối cảnh thời đại lúc bấy giờ, khi đất nước ta đang lâm vào cảnh bị bọn thực dân độc ác, đơ hèn đô hộ, mất nước, khiến nhân dân ta phải hứng chịu biết bao nỗi đau khổ. Tiếng chim tu hú không chỉ là tiếng thúc giục một cá thể thoát ra khỏi không gian chật hẹp bao quanh bởi bốn bức tường mà nó còn trở thành tiếng thúc giục cho toàn dân tộc với khao khát được tự do, được giương cao ngọn cờ Tổ quốc độc lập và có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

      2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” ngắn gọn nhất:

      Cụm từ “Khi con tu hú” chính là vế phụ của một câu. Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” đã gợi mở ra mạch cảm xúc của cả bài thơ, tiếng chim tu hú vang lên là sự báo hiệu của mùa hạ rực rỡ đang đến, tưng bừng sức sống của cuộc sống tự do, đồng thời tác động mạnh mẽ đến tâm hồn của người tù cách mạng khao khát cuộc sống tự do cháy bỏng.

      3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chi tiết:

      Nhan đề “Khi con tu hú” của bài thơ là một cụm từ mang ý nghĩa chỉ thời gian nhưng vẫn chưa đầy đủ. Nhan đề bài thơ để bỏ ngỏ, nửa chừng để gợi mở cho độc giả tò mò muốn khám phá tìm hiểu nội dung bài thơ. Bài thơ có nhận đề hết sức ẩn ý, vừa thể hiện sự bừng lên của thiên nhiên vạn vật, vừa gợi nên sự khát khao luôn muốn hoạt động của con người.

      Bài thơ “Khi con tu hú” đã diễn tả được sự chân thực của mùa hè trong bước chuyển mình cùng với vẻ đẹp sôi động của nó. Trong không gian ngột ngạt, bức bối, tù túng nơi giam người tù cách mạng lắng nghe tiếng chim tu hú vang vọng – âm thanh cuộc sống rạo rực – thúc giục niềm khao khát cuộc sống tự do, tình yêu cháy bỏng. Tiếng tu hú có tác động mạnh mẽ tới tác giả bởi đó là tín hiệu báo hiệu của mùa hè đến, là sự mời gọi của sự tự do, của khoảng trời cao trong xanh lồng lộng, chính vì vậy tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình. Ngay từ đầu bài thơ đã gợi ra giá trị liên tưởng và giá trị hoán dụ của tiếng chim tu hú. Đó là tín hiệu của mùa hè có sức sống sôi động, rực rỡ, tưng bừng, của bầu trời cao tự do.

      4. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” hay nhất:

      Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” là một vế trong câu thơ đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy.” Khi con tu hú gọi bầy cũng là tín hiệu báo hiệu là một mùa hè đã tới, nhân vật trữ tình trong cảnh tù đầy cảm thấy trong phòng giam ngột ngạt, chật chội, bức bối và người chiến sĩ cách mạng ấy có niềm khao khát có một cuộc sống ở bên ngoài tự do. Nhan đề “Khi con tu hú” gợi mở ra cho bài thơ nhiều cảm xúc, cảm hứng khác nhau. Nhan đề bài thơ có giá trị liên tưởng và giá trị hoán dụ cao. Tín hiệu báo mùa hè về chính là tiếng của con chim tu hú, đồng thời cũng thể hiện cho sự sống bên ngoài. Tiếng chim hót làm cho tâm hồn người tử tù bị tác động sâu sắc, khiến cho tâm trạng của người tù càng thêm sâu lắng. Trong toàn bài thơ dưới tác động của tiếng chim tu hú đã làm cho người tù cách mạng tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên mùa hè đầy màu sắc và sống động. Đó là bức tranh thiên nhiên vào mùa hè đầy rộn rã với những âm thanh tjật sống động đặc biệt là tiếng hót của chim tu hú, cùng nhiều màu sắc rực rỡ với một không gian bao la và đầy thoáng đãng. Tình yêu đối với sự sống cũng như khát vọng tự do đến mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng đã được đánh thức bởi tiếng chim tu hú. Người tù cách mạng với một tình yêu tha thiết cùng với sự nhạy cảm của tâm hồn mình khi nghe tiếng chim đã làm cho bản thân càng yêu cuộc sống và khao khát tự do hơn. Không những thế tiếng chim tu hú còn đánh thức được bên trong người chiến sĩ cách mạng đó là sự uất ức của tâm trạng, sự ngột ngạt, sự cháy bỏng của khát khao tự do và mong muốn thoát khỏi cảnh tù đầy này. Mở đầu cũng như kết thúc của bài thơ đều bằng âm thanh của tiếng chim tu hú. Tác giả Tố Hữu muốn nhấn mạnh sự tác động với con người bởi tiếng chim tu hú, còn đối với người chiến sĩ đang bị tù đầy nó vừa khơi gợi lên nguồn cảm xúc và tình yêu cuộc sống, vừa giục giã và thôi thúc khát vọng tự do đến mãnh liệt. Nhan đề Khi con tu hú rất phù hợp với nội dung và cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

      5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” có chọn lọc:

      Khi chim tu hú gọi bầy chính là thời điểm mùa hè đã đến, người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt ở trong phòng giam chật chội và khao khát có một cuộc sống được tự do cháy bỏng ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” là một cụm từ, tiếng chim tu hú vang lên báo hiệu mùa hè tới. Đây là dạng nhan đề mở, thể hiện ý nghĩa cho sự khơi nguồn và làm tiền đề cho các hình ảnh thiên nhiên sống động, tươi đẹp của mùa hè tháng 7 oi ả. Nhan đề tác phẩm cũng gợi mở ra mạch cảm xúc bức bối đến tột độ và niềm khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ. Khi chim tu hú cất lên là tín hiệu, báo hiệu mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy bức bối, ngột ngạt trong căn phòng tăm tối bao xung quanh là bốn bức tường chật chội, càng khát khao có cuộc sống tự do.
        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ