Tôi mới mở hiệu cầm đồ, anh A có đến hiệu tôi cầm chiếc xe máy, đầy dủ giấy tờ, ký hợp đồng cầm cố đầy dủ. Nhưng khi đến hạn trả nợ thì anh A không có khả năng thanh toán nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi mới mở hiệu cầm đồ, anh A có đến hiệu tôi cầm chiếc xe máy, đầy dủ giấy tờ, ký hợp đồng cầm cố đầy dủ. Nhưng khi đến hạn trả nợ thì anh A không có khả năng thanh toán nợ. Tôi có yêu cầu nhiều lần nhưng anh A không đến. Giờ tôi nên xử lý thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ dân sự. Điều 299 “Bộ luật dân sự 2015”, quy định các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm như sau:
“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định”
Như vậy, trong trường hợp của Anh, anh A đã cầm cố chiếc xe máy, đầy đủ giấy tờ, có hợp đồng cầm cố. Nhưng khi đến hạn trả nợ thì anh A không có khả năng thanh toán nợ. Vì vậy, anh A đã không thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn, căn cứ tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên. Anh được quyền xử lý tài sản là chiếc xe máy của A theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
“Điều 300.
Xem thêm: Các tài sản được phép cầm cố? Xử lý tài sản cầm cố như thế nào?
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.”
Theo đó, trước tiên Anh cần gửi thông báo bằng văn bản cho anh A trong thời hạn hợp lý về việc anh sẽ xử lý tài sản của anh A để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp trong khoảng thời gian thông báo và trước khi tài sản bị xử lý, nếu anh A thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo như nội dung hợp đồng cầm cố các bên đã ký kết hoặc theo nội dung các bên đã thỏa thuận và anh A thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ (nếu có) thì anh A có quyền được nhận lại tài sản của mình.
Quá thời hạn thông báo mà anh A không thực hiện nghĩa vụ, thì Anh có thể xử lý tài sản cầm cố của anh A theo các phương thức sau:
“Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
Xem thêm: Có được cầm cố giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân không?
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác”
Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm thì sẽ áp dụng Điều 308
“Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
Xem thêm: Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản, cầm cố đất đai, cầm cố xe mới nhất
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568