Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Xử lý người có hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ

Tư vấn pháp luật

Xử lý người có hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Xử lý người có hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ. Tội hủy hoại rừng.

    Xử lý người có hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ. Tội hủy hoại rừng.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Bạn em là cán bộ kỹ thuật của công trình bãi neo đậu có yêu cầu công nhân điều khiển xe cẩu vào rừng phòng hộ gây thiệt hại khoảng 3500m2 rừng. Cho em hỏi sẽ bị xử phạt như thế nào? Có cách nào để giảm nhẹ việc bị xử phạt không? Em cảm ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Căn cứ Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội hủy hoại rừng như sau:

    “Điều 189. Tội huỷ hoại rừng

    1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

    d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

    b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Tiết 3.4 Tiểu mục 3 Mục IV Thông tư 19/2007/TTLT-BNNN-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn như sau:

    "3.4. “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phạm tội của V thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

    b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

    Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong Bộ luật hình sự."

    xu-ly-nguoi-co-hanh-vi-gay-thiet-hai-rung-phong-ho

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Khoản 5 Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định phá rừng trái pháp luật như sau:

    “Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

    Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

    […]

    5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bạn có yêu cầu công nhân điều khiển xe cẩu vào rừng phòng hộ gây thiệt hại khoảng 3.500m2, diện tích rừng bị thiệt hạ là diện tích trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính (3000m2 đối với rừng phòng hộ) do đó bạn của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội huỷ hoại rừng theo quy định trên.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hành vi gây thiệt hại

    Hủy hoại tài sản

    Phá hoại

    Rừng phòng hộ


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    RPN, RPT, RPK, RPM là đất gì? Quy định đất rừng phòng hộ?

    Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật  trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Đây là loại tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái nên cần được bảo vệ và phát triển bền vững.

    Tự đập phá, hủy hoại tài sản của mình có bị phạt không?

    Hủy hoại tài sản của mình có vi phạm pháp luật không? Một số vấn đề liên quan đến tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác?

    Xác định và hình phạt với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản

    Quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản? Quy định của pháp luật về vấn đề đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản? Quy định của pháp luật về hình phạt đối với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản?

    Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ (GCNQSDĐ) không?

    Đất rừng phòng hộ là gì? Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ) theo quy định pháp luật? Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ (GCNQSDĐ) không?

    Quy định phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

    Quy định phát triển rừng đặc dụng? Quy định phát triển rừng phòng hộ? Quy định phát triển rừng sản xuất?

    Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ

    Tìm hiểu về rừng đặc dụng? Tìm hiểu về rừng phòng hộ? Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ?

    Quyền, nghĩa vụ của chủ rừng phòng hộ theo Luật Lâm nghiệp

    Các quyền của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ? Ban quản lý rừng phòng hộ tiếng Anh là gì? Các nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ?

    Đất rừng phòng hộ là gì? Cách chuyển đổi sang rừng sản xuất?

    Đất rừng phòng hộ là gì? Những quy định về đất rừng phòng hộ? Cách chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất?

    Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Đơn trình báo phá hoại tài sản là gì và dùng để làm gì? Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản và hướng dẫn soạn thảo? Hành vi phá hoại tài sản có thể bị xử phạt như thế nào? Quy định về trình tự tiếp nhận đơn trình báo hành vi phá hoại tài sản?

    Quy định về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội

    Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội là gì? Tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội Tiếng Anh là gì? Cấu thành tội phạm của tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội? Quy định về hình phạt?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ