Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận là gì? Phương pháp thực hiện

Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận là gì? Phương pháp thực hiện xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận? Những nguyên nhân dẫn tới gây xói mòn cơ sở thuế? 

Kinh tế xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đã kéo theo sự chuyển dịch các quy định về thuế từ đó nên cũng có sự ảnh hưởng chung từ thuế tới kinh doanh và gây ra hien tượng Xói mòn cơ sở thuế.

1. Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận là gì?

Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, nhiều loại hình dịch vụ cũng như ngành nghề mới được mở ra, đào thải những ngành nghề truyền thống hoặc không phù hợp với xu thế hiện đại. Những dịch vụ này đem đến những tiện ích mới cho khách hàng tuy nhiên cũng thay đổi cách thức vận hành và quản lý giữa các quốc gia. sự chênh lệch về trình độ quản lý và sự khác biệt về các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài, đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia (MNE) lợi dụng các “kẽ hở chính sách” để tránh việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Các hành vi tránh nộp thuế này được gọi là các hành vi BEPS.

Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận trong tiếng Anh là Base erosion and profit shifting, viết tắt là BEPS.

BEPS đề cập đến các chiến lược lập kế hoạch thuế được sử dụng bởi các công ty đa quốc gia để chuyển lợi nhuận từ các khu vực pháp lí thuế cao hơn sang các khu vực pháp lí thuế thấp hơn, do đó làm xói mòn cơ sở thuế thuế cao hơn. (Theo Wikipedia)

Sự xuất hiện của BEPS

- Cùng với sự mở rộng thương mại đầu tư toàn cầu và sự phát triển của công nghệ thông tin, các hoạt động đầu tư kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, trong nhiều trường hợp đã vượt ra khỏi phạm vi các qui định quản lí hiện hành.

- Các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, đã tận dụng các kẽ hở quản lí để tránh các nghĩa vụ thuế thông qua những hành vi gây xói mòn cơ sở tính thuế hoặc chuyển dịch lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp.

2. Phương pháp thực hiện xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận:

Hiện nay tình trạng xói mòn cơ sở thuế diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Thông qua hình vi chuyển giá, thương mại điện tử, vốn mảng, thuế… các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài đã nhanh chóng lợi dụng sơ hở trong luật thuế của các nước lân cận để tiến hành kinh doanh mà không mất thuế cho đất đất nước đó. Việt Nam ta đang trong giai đoạn mở của thị trường kinh tế, cũng là một điểm đến lý tưởng cho những ông lớn trên khắp 5 châu. Do chính sách thuế của nhà nước còn nhiều thiếu xót, nhiều hạng mục kinh doanh mới chưa được quy định điều lệ cụ thể nên dễ dàng trở thành đơn vị sinh lời cho các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam.

Một trong những kẽ hở chính sách thuế trong nước thường được các doanh nghiệp lợi dụng để tránh thuế là:

(1) Các chính sách về vốn chủ sở hữu và chi phí lãi vay

- Theo qui định, tiền lãi trả cho khoản vốn vay được tính vào chi phí khấu trừ thuế, vì vậy các doanh nghiệp có vốn mỏng sẽ có phần chi phí trả lãi vay được khấu trừ thuế rất lớn.

- Việc tạo ra tình trạng vốn mỏng có thể thông qua các khoản vay nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con, theo đó công ty mẹ cho công ty con hoạt động ở nước ngoài vay những khoản vay lớn với lãi suất cao trên sổ sách để tạo ra chi phí trả lãi vay lớn; công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở quốc gia đó chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, công ty ở quốc gia này báo cáo không có tiền lấy hàng, công ty mẹ cho trả chậm, thời gian trả chậm đó phải có lãi.

- Những khoản này được doanh nghiệp coi là trả lãi vay, nên khi doanh nghiệp bán hàng ra có lãi đều tính vào chi phí trả lãi vay, do đó lợi nhuận sẽ giảm. Phần lợi nhuận thực thông qua trả lãi vay đã chuyển ra nước ngoài cho công ty mẹ.

(2) Quản lí thương mại điện tử

- Các nguyên tắc quốc tế về thuế đã được phát triển từ các hoạt động kinh doanh truyền thống dựa vào các tài sản cố định. Tuy nhiên đối với nền kinh tế kĩ thuật số thì có sự khác biệt khá lớn.

- Phần lớn các hoạt động thương mại dựa vào hệ thống điện tử, các thành phần ảo với cơ cấu kinh doanh phức tạp. Điều này ảnh hưởng đến thuế trực thu (thuế thu nhập) và thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng hoặc tiêu dùng).

(3) Tránh hình thành cơ sở thường trú

- Một doanh nghiệp nước ngoài có thể hoạt động và kiếm lợi nhuận ở một nước bằng cách thực hiện trực tiếp các hoạt động thông qua một chi nhánh theo tên riêng của mình chứ không phải là hoạt động thông qua một công ty con.

- Trong những trường hợp này thì vấn đề đặt ra là nước diễn ra các hoạt động đó có đánh thuế được doanh nghiệp hay không lại phụ thuộc vào doanh nghiệp có một cơ sở thường trú hay không.

- Theo các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, thuật ngữ "cơ sở thường trú" (PE) có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó doanh nghiệp (nước ngoài) thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình tại nước sở tại.

- Việc xác định cơ sở thường trú căn cứ vào một số điều kiện (có tồn tại một cơ sở kinh doanh hay cơ sở kinh doanh có tính chất cố định; việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua cơ sở kinh doanh cố định này). Thực tế là một số công ty đa quốc gia sẽ tránh việc thiết lập một PE để khỏi bị đánh thuế.

3. Những nguyên nhân dẫn tới gây xói mòn cơ sở thuế:

3.1. Chính sách về vốn chủ sở hữu và chi phí lãi vay:

Thông thường những doanh nghiệp hay công ty có vốn mỏng thường phải chịu mức thuế khấu trừ rất lớn. Vì vậy để giảm bớt mức thuế này các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra các khoản vay nội bộ giữa doanh nghiệp đón đầu và doanh nghiệp nhỏ.

Lúc này những doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp mẹ) thường cho các đơn vị công ty nhỏ hoạt động ở nước ngoài vay những khoản vay lớn có lãi suất cao trên giấy tờ sổ sách để tạo ra chi phí trả lãi vay lớn nhưng thực tế chỉ phải trả mức thuế rất thấp. Sau đó các doanh nghiệp lớn sẽ cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào mà  những công ty nhỏ chưa sản xuất được hoặc có những không đảm bảo chất lượng. Các công ty con sẽ có nhiệm vụ báo cáo rằng mình không đủ ngân sách lấy hàng, công ty lớn chưa hoàn vốn và thời gian hoàn vốn bị kéo dài. Sau khi lợi nhuận phát sinh từ những giao dịch như thế này sẽ được gửi sang các công ty lớn ở nước ngoài.

3.2. Quản lý thương mại điện tử:

Thay vì đến trực tiếp và xây dựng hệ thống doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất trên nước bạn thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cấp vốn đầu tư cho chủ doanh nghiệp là người bản địa. Sau đó tiến hàng thu lợi nhuận và quản lý trên phần mềm thương mại điện tử. Lúc này các doanh nghiệp sẽ không phải chịu các mức thuế khi vào một nước đầu tư mà vẫn có thể thu về nguồn lợi nhuận lớn cho công ty mình.

3.3. Hình thành cơ sở thường trú:

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều công ty đa quốc gia hoạt động nhưng hiếm thấy những công ty con của các đơn vị này trên lãnh thổ Việt. Nếu có cũng thường thông qua một công ty con hoặc một chi nhánh hoàn toàn không hoạt động một cách công khai hay có một trụ sở cố định. Việc không xây dựng cơ sở thường trú trong kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp trốn thuế. Vì cơ quan điều tra không không có căn cứ về việc doanh nghiệp này đang hoạt động trên địa bàn nên không thể thực hiện xử phạt hay đánh thuế.

Để có thể đẩy lùi tình trạng xói mòn thuế trong tương lai, cần có sự chung tay góp sức của nhiều cơ quan trên cả nước. Đòi hỏi nhà nước luôn phải nỗ lực xây dựng các chương trình hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm về triển khai thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu đối với thuế. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )