Quy trình thẩm tra, xác minh lý lịch của người vào Đảng

Xác minh mỗi nhân thân của người muốn vào Đảng hay xác minh cả thông tin của những người thân thích, hồ sơ gồm có giấy tờ gì? Phải kê khai những nội dung gì? Và khi thẩm tra, xác minh thì thời gian mất bao nhiêu lâu? Hồ sơ có những tiêu chí gì để được kết nạp vào Đảng?

1. Thẩm tra, lý lịch củngười vào Đảng:

Người muốn vào Đảng phải thực hiện tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn thi hành về việc kết nạp Đảng. Bên cạnh đó, phải tự chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai  nếu  trong trường hợp có vấn đề nào không hiu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ chứ không được khai gian dối hoặc tự ý bỏ qua một số nội dung khai báo. Về lý lịch  của người muốn vào Đảng phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, rồi sau đó tiến hành kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên và đóng dấu thì mới hoàn thành về nội dung lý lịch.

Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

+) Những trường hợp cần thẩm tra về lý lịch bao gồm như sau:

– Thứ nhất: Người quan trọng nhất phải thẩm tra chính là bản thân người vào Đảng.

– Thứ hai: Những người thân nhân của người vào Đảng bao gồm cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, me chồng hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.

+) Những nội dung cần thẩm tra, xác minh bao gồm:

– Thứ nhất người vào Đảng: cần làm rõ những nội dung về lịch sử chính trị, về việc chấp hành các đường lối, chủ trương, cũng như chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và về phẩm chất chính trịđạo đức, lối sng.

– Thứ hai những người thân nhân đã được nêu ở trên thì: làm rõ các nội dung như về lịch sử chính trị, về việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+) Phương pháp để tiến hành thm tra, xác minh thực hiện như sau:

– Trường hợp người vào Đảng có những trường hợp sau đang là đảng viên: vợ hoặc chồng, cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủrõ ràng, trung thực theo quy định, thì không cần phải thẩm tra, xác minh.

– Những vấn đề nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó. Nếu cấp ủy cơ sở đã tiến hành xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để xác minh thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

+) Về trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, tiến hành đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng.

+ Gửi công văn để đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến các cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

Tiến hành tổng hợp các kết quả thẩm tra, ghi chép nội dung chứng nhận, ký tên và đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra tiến hành các bước như sau: thm định, xem xét ghi chép nội dung cần thiết theo quy định pháp luật về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng hay chưa đúng với nội dung người xin vào Đảng đã trực tiếp khai trong lý lịch tự khai; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủytổ chức đảng…” ở trong phần cuối của bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu.

+ Theo quy định thì tập thể các lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch sẽ thống nhất về các nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

+) Kinh phí để thực hiện cho việc chi để đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.

2. Cơ sở xét kết nạp người vào Đảng:

Theo quy định thì trong chi bộ và kể cả chi bộ cơ sở sẽ cùng thực hiện xét các vấn đề cụ thể như sau khi kết nạp người vào Đảng: một là đơn xin vào Đảng; hai là lý lịch của người vào Đảng; ba là văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; bốn là nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; năm là bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú.

Nếu trong trường hợp có được tổng số hai phần ba đảng viên chính thức trở lên thực hiện đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ sẽ ra nghị quyết để đề nghị cấp ủy cấp trên tiến hành xem xét và ra quyết định. Trong nội dung của nghị quyết sẽ nêu rõ những kết luận của chi bộ về lý lịch; về ý thức giác ngộ chính trị; về ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; về năng lực công tác; về quan hệ quần chúng của người vào Đảng; về số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành. Nếu trong trường hợp có những nơi có đảng ủy bộ phận thì chính đảng ủy bộ phận sẽ tiến hành thẩm định, nghị quyết của chi bộ về việc kết nạp đảng viên, làm báo cáo cấp ủy cơ sở. Sau đó tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận,đưa ra biểu quyết và nếu được tổng hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì sẽ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp Đảng. Nếu trong trường hợp mà đảng ủy cơ sở được ủy quyền để ra quyết định việc tiến hành thực hiện kết nạp đảng viên thì sẽ do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp Đảng.

3. Tổ chức lễ kết nạp Đảng viên:

Để thực hiện tiến hành lễ kết nạp đảng viên thành công và đúng với quy định phải được tổ chức một cách tôn nghiêm, trang trọng. Trong khi tổ chức thì tiến hành kết nạp từng người một nếu trong trường hợp kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ. Theo quy định để bài trí một buổi lễ kết nạp Đảng nhìn theo không gian từ dưới lên: thì trên cùng sẽ là khẩu hiệu ghi dòng chữ “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; sau đó có cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác – Lênin (bên phải), tiêu đề ghi rõ nội dung như sau: “Lễ kết nạp đảng viên”.

Trong chương trình để tổ chức buổi lễ kết nạp Đảng cần tiến hành theo các trình tự thủ tục cụ thể bao gồm các nội dung sau:

– Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

– Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu.

– Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.

– Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.

– Đại diện chi ủy nêu rõ nhiệm vụquyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.

– Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).

– Bế mạc (hát Quốc caQuốc tế ca).

4. Khai không đúng lý lịch vào Đảng bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Quần chúng có ba ruột đã từng làm sĩ quan cho chế độ Việt Nam cộng hòa (không rõ chức vụ) và đã tháo chạy khỏi Việt Nam bằng máy bay của Mĩ cùng với vợ 2, hiện đang sống ở tại Mĩ và họ vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Khi viết đơn xin vào Đảng, người này không khai rõ lịch sử chính trị của ba ruột mà chỉ khai là mất tích và cuối cùng cũng được kết nạp Đảng. Vậy người này có vi phạm điều lệ Đảng không? 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ tiểu mục 3.3 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW quy định như sau:

3.3- Lý lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01/HD-TW quy định Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:

“3.3- Lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra

– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phương pháp thẩm tra

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: thm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủytổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.

Theo quy định trên, để được kết nạp Đảng thì hồ sơ lý lịch của người vào Đảng phải được thẩm tra cẩn thận. Đối với lý lịch của bố mẹ phải được làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, pháp luật của Nhà nước. Việc thẩm tra lý lịch do chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi kết nạp Đảng thực hiện. Do đó, trong trường hợp này, trách nhiệm thuộc về phía cơ quan thẩm tra và người xin vào Đảng vì kê khai không chính xác thông tin, điều này đã vi phạm Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )