Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản.
Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Chị Đoàn Thị Đông là người chuyên thu mua đồ đồng nát. Ngày 10/1/2015 chị mua hai chiếc loa thùng cũ về để trong kho. Ngày 20/4/2015, chị tháo loa thùng lấy phụ kiện bên trong thì phát hiện có 5 triệu Yên nhật (trị giá tương đương 1 tỷ đồng VN). Chị Đông đã mang nộp cho Công an phường X cùng ngày. Ngày 2/5/2015 Công an phường X thông báo công khai trên Đài truyền hình TW về số tài sản trên. Ngày 25/4/2016 bà Trần Thị Huyễn đến công an phường X chứng minh là người chồng (không đăng ý kết hôn) của bà (là ông M) là chủ sở hữu của số tiền trên. Bà khai, chồng bà đã làm việc bên Nhật 3 năm sau đó sang Việt Nam công tác đã sống chung với bà 2 năm, nay đã về nước (Công Gô) sinh sống. Chồng bà đã giấu 5 triệu Yên nhật trong chiếc loa thùng và chính bà là người bán loa thùng đó. Hãy xác định những vấn đề sau: a) Bà Huyễn có quyền thay mặt ông M yêu cầu hay nhận tài sản hay không? b) Bà Huyễn phải chứng minh những vấn đề gì để xác định đó là tài sản của ông M? c) Cơ quan nào có quyền quyết định giao tài sản này cho người có quyền? d) Nêu hướng giải quyết chung và căn cứ pháp lý cho hướng giải quyết đó? Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
–
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 170 Bộ luật dân sự 2005 quy định về các căn cứ xác lập quyền sở hữu như sau:
"Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế tài sản;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Quy định về xác lập quyền chiếm hữu tài sản đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên phải được xác lập theo quy định của Điều 187, Điều 241 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
Xem thêm: Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?
+ Khi phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì người phát hiện phải trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết chủ sở hữu thì phải thông báo/ giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, chôn giấu, bị chìm đắm, được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc cho cơ quan có thẩm quyền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, trị trấn hoặc cơ quan công an cơ sở gần nhất đã nhận vật đánh rơi, bỏ quên được giao nộp phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
+ Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
+ Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo các quy định trên vào trường hợp của chị Đông, khi nhặt được tiền bỏ quên, chị đã giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Sau khi giao nộp, có bà Huyền đến công an và nói rằng số tiền đó của chồng bà (nhưng không đăng ký kết hôn). Trong trường hợp này, phải xác định xem các nội dung sau:
Xem thêm: Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự
Trước hết, phải xem xét số tiền đó có thuộc quyền sở hữu của ông M không, để xem xét số tiền đó thì phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh số tiền đó là của ông M, nếu không chứng minh được thì không xác định đó là tài sản của ông M.
+ Giả sử, số tiền đó được chứng minh là của ông M, thì phải xem xét đến mối quan hệ giữa bà Huyền và ông M, vì ông M là người Nhật, nên việc kết hôn với công dân Việt Nam phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định, trong trường hợp bà Huyền với ông M không có giấy đăng ký kết hôn hoặc có công nhận việc đăng ký kết hôn của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì bà Huyền với ông M không được xác định là có quan hệ vợ chồng, vì vậy, trong trường hợp này,bà Huyền không có quyền nhận thay ông M số tài sản đó, sau 1 năm mà ông M không đến nhận tài sản thì chị Đông có quyền xác lập quyền sở hữu với tài sản đó theo quy định.
Giả sử không đủ yếu tố để chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của ông M thì sau 1 năm kể từ ngày thông báo mà không xác định được chủ sở hữu hoặc không có ai khác đến nhận thì chị Đông có quyền xác lập quyền sở hữu tài sản đó theo quy định: “nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.”