Vụ Chính sách Thương mại Đa biên là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức

Vụ Chính sách Thương mại Đa biên? Tìm hiểu về Bộ Công Thương?

Thương mại quốc tế là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong giai đoạn hiện nay. Cho đến nay chưa có một định nghĩa hay một cách hiểu thống nhất về hoạt động thương mại quốc tế. Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp và thương mại. Pháp luật nước ta cũng quy định rất cụ thể về cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương. Vụ Chính sách Thương mại Đa biên là một trong số đó. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Vụ Chính sách Thương mại Đa biên:

Khái niệm Vụ Chính sách Thương mại Đa biên:

Vụ Chính sách Thương mại Đa biên là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lí nhà nước về hội nhập kinh tế, thương mại trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ASEAN, giữa ASEAN và các bên đối tác (ASEAN+); Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM); Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hiệp Quốc (UNCTAD) và các tổ chức kinh tế – thương mại quốc tế khác và đàm phán các điều ước quốc tế về thương mại theo phân công của Bộ trưởng. Trong đó:

– Tổ chức thương mại thế giới WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.

– Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.

– Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

– Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC được thành lập vào năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để xoa dịu nỗi sợ hãi về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hóa cao (một thành viên của G8) sẽ thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; và để thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu.

– Diễn đàn hợp tác Á – Âu ASEM là diễn đàn duy nhất kết nối hai châu lục – châu Á với châu Âu, bao gồm 53 thành viên. Đây là diễn đàn rất lớn, chiếm khoảng 60% dân số, 55% thương mại và hơn 60% GDP toàn cầu, bao gồm các đối tác, các nền kinh tế lớn và rất năng động ở cả châu Á và châu Âu.

– Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, viết tắt là UNCTAD hay Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc), được thành lập năm 1964 theo nghị quyết 1995 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Vụ Chính sách Thương mại Đa biên trong tiếng Anh dịch là gì?

Vụ Chính sách Thương mại Đa biên trong tiếng Anh tạm dịch là Multilateral Trade Policy Department.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chế độ làm việc của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên:

– Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật theo quy định của pháp luật.

–  Vụ Chính sách Thương mại Đa biên thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

+ Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các mặt công tác của Vụ.

+ Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức của Vụ.

+ Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn thừa lệnh Bộ trưởng kí một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lí của Vụ.

+ Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế làm việc của Bộ.

+ Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của Vụ.

+ Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn ban hành các nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiện các quy định, quy chế của Bộ, Cơ quan Bộ, quản lí công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.

– Vụ được tổ chức các phòng sau đây:

+ Phòng WTO.

+ Phòng ASEAN.

+ Phòng APEC – ASEM.

+ Phòng Tổng hợp và các tổ chức đa biên.

Lãnh đạo Phòng sẽ có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật theo quy định của pháp luật.

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng theo quy định.

2. Tìm hiểu về Bộ Công Thương:

Khái niệm Bộ Cộng thương:

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực:

– Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao.

– Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lí thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế.

– Cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí nhà nước của bộ.

Bộ Công Thương trong tiếng Anh gọi là gì?

Bộ Công Thương trong tiếng Anh gọi là Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Vietnam.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương:

– Vụ Kế hoạch là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Khoa học và Công nghệ là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Thị trường châu Á – châu Phi là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Chính sách thương mại đa biên là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Thị trường trong nước là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Dầu khí và Than là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Thanh tra Bộ là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Tổng cục Quản lí thị trường là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Công tác phía Nam là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Điều tiết điện lực là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Công nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Xúc tiến thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Công Thương địa phương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Cục Hóa chất là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Báo Công Thương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Tạp chí Công Thương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

– Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương.

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương; Báo Công Thương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương; Tạp chí Công Thương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương; Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lí nhà nước của bộ. Các tổ chức còn lại được quy định cụ thể bên trên là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )