Vốn kinh tế là gì? Tìm hiểu về vốn kinh tế và ví dụ về vốn kinh tế

Vốn kinh tế là gì? Tìm hiểu về vốn kinh tế và ví dụ về vốn kinh tế? Vai trò của vốn trong phát triển kinh tế và kinh doanh của doanh nghiệp?

Như chúng ta đã biết đối với công việc kinh doanh thì sử dụng vốn hiệu quả là một vấn đề được quan tâm tại doanh nghiệp hiện nay, khi đầu tư kinh doanh điều kiện cần thiết đó chính là vốn. Vốn có vai trò hết sức quan trọng như đảm bảo hoạt động và khả năng chi trả các khoản của doanh nghiệp, hiện nay đối với một công ty hoạt động không thể tránh khỏi những rủi ro bất cập về kinh tế của công ty, theo đó thì vốn kinh tế là công cụ để chúng ta biết chính xác rủi ro về vốn của doanh nghiệp đó.

1. Vốn kinh tế là gì?

Vốn kinh tế trong tiếng Anh là Economic Capital.

Vốn kinh tế là thước đo rủi ro về vốn. Cụ thể hơn, đó là số vốn mà một công ty cần để đảm bảo được khả năng chi trả các khoản thanh toán trong lược đồ rủi ro. Vốn kinh tế được tính toán trong nội bộ của công ty, đôi khi được tính bằng các mô hình độc quyền. Con số kết quả là số vốn mà công ty phải có để hỗ trợ xử lí bất kì rủi ro nào có thể gặp phải.

2. Tìm hiểu về vốn kinh tế và ví dụ về vốn kinh:

Vốn kinh tế được sử dụng để đo lường và báo cáo rủi ro thị trường và hoạt động trên toàn tổ chức tài chính. Vốn kinh tế đo lường rủi ro bằng cách sử dụng thực tiễn kinh tế hơn là các qui tắc kế toán và qui định. Do đó, vốn kinh tế được cho rằng thể hiện khả năng thanh toán của một tổ chức môt cách thực tế hơn.Quá trình đo lường vốn kinh tế liên quan đến việc chuyển đổi một rủi ro nhất định thành lượng vốn cần thiết để hỗ trợ.  Các tính toán được dựa trên sức mạnh tài chính, hoặc xếp hạng tín dụng và tổn thất dự kiến của tổ chức.

Sức mạnh tài chính là xác suất tổ chức không mất khả năng thanh toán trong giai đoạn đo lường. Trong tính toán thống kê, sức mạnh tài chính còn được gọi là mức độ tin cậy. Tổn thất dự kiến của công ty là tổn thất trung bình dự kiến trong giai đoạn đo lường. Khoản lỗ dự kiến thể hiện chi phí kinh doanh và thường được lấp bù bởi lợi nhuận hoạt động. Mối quan hệ giữa tần suất tổn thất, số tiền thua lỗ, tổn thất dự kiến, sức mạnh tài chính hoặc mức độ tin cậy và vốn kinh tế có thể được nhìn thấy trong biểu đồ sau:

Các tính toán về vốn kinh tế và việc sử dụng chúng trong các tỉ lệ lời lỗ cho thấy ngành nghề nào ngân hàng nên theo đuổi để tận dụng tốt nhất sự đánh đổi rủi ro và lợi nhuận. Các biện pháp đo lường hiệu suất sử dụng vốn kinh tế bao gồm: mô hình lợi tức điều chỉnh rủi ro (RORAC), mô hình điều chỉnh rủi ro so với vốn tự có (RAROC) và giá trị gia tăng kinh tế (EVA). Các đơn vị kinh doanh thực hiện tốt hơn các biện pháp này có thể nhận được nhiều vốn hơn của công ty để tối ưu hóa rủi ro. Giá trị chịu rủi ro (Value at Risk) và các biện pháp tương tự cũng dựa trên vốn kinh tế và được các tổ chức tài chính sử dụng để quản lí rủi ro.

Ví dụ về vốn kinh tế: 

Một ngân hàng muốn đánh giá hồ sơ rủi ro của danh mục cho vay trong năm tới. Cụ thể, ngân hàng muốn xác định lượng vốn kinh tế cần thiết để đảm bảo bù một khoản lỗ mức 0,04% trong phân phối tổn thất, tương ứng với khoảng tin cậy 99,96%.Ngân hàng nhận thấy rằng khoảng tin cậy 99,96% mang lại 1 tỉ đô la vốn kinh tế vượt quá mức lỗ trung bình dự kiến. Nếu ngân hàng thiếu vốn kinh tế, họ có thể thực hiện các biện pháp như tăng vốn hoặc tăng tiêu chuẩn bảo lãnh cho danh mục cho vay để duy trì xếp hạng tín dụng mong muốn. Ngân hàng có thể chia nhỏ danh mục cho vay của mình để đánh giá lược đồ lỗ lãi của danh mục thế chấp có vượt quá danh mục cho vay cá nhân hay không.

3. Vai trò của vốn trong phát triển kinh tế và kinh doanh của doanh nghiệp:

Đầu tiên chúng ta thấy về sử dụng vốn thi cần có cơ chế để doanh nghiệp tự xác định quy mô vốn theo nhu cầu và quy mô kinh doanh của họ và theo đó doanh nghiệp cần phân định rõ các khái niệm về các loại vốn như vốn điều lệ - vốn gốc - vốn chủ sở hữu, vốn pháp định  và vốn tối thiểu, vốn kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, khái niệm vốn kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp cần được xác định lại vì tuy có sự khác biệt về mặt ngữ nghĩa nhưng lại có sự đồng nhất.

Như chúng ta đã biết các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp là để tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh. Để đạt được điều đó nhà đầu tư cần phải có vốn và vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, kể cả tài sản cố định hay tài sản lưu động. Trong những giai đoạn hoạt động tiếp sau của doanh nghiệp, khi giá trị tài sản của doanh nghiệp có tăng lên, thì vốn điều lệ của chủ sở hữu vẫn giữ ở mức cũ.

Theo đó, các nhà đầu tư cần phải xác định rõ nhu cầu sử dụng vốn của mình khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh để từ đó thiết lập quy mô vốn cũng như quy mô doanh nghiệp thích hợp đê sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được có thể doanh nghiệp sau khi ra đời sẽ không có đủ vốn để hoạt động hoặc ngược lại, doanh nghiệp không sử dụng hết tài sản của mình cho hoạt động sản xuất thì sẽ lãng phí và chi phí làm ra sản phẩm sẽ rất cao do các khoản hạch toán chi phí, khấu hao tài sản không trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất. Chính vì thế, việc đặt ra yêu cầu về mức tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp là không đi theo quy luật hiển nhiên của cuộc sống.

Với lí do là Nhà nước đã ấn định quy mô vốn và quy mô doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong khi chính họ mới biết được nhu cầu về vốn của mình là tới đâu. Bên cạnh đó quan điểm pháp lý của chúng ta khi xây dựng Luật Doanh nghiệp là nhằm mở rộng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, theo đó các chủ thể có quyền tự do lựa chọn mô hình và xác định quy mô kinh doanh. Việc ấn định mức vốn pháp định vô hình trung đã khống chế quyền tự do này của doanh nghiệp.

Không những vậy chúng ta thấy với quy định về mức vốn pháp định như trước chúng ta còn thấy, mức vốn pháp định đưa ra với doanh nghiệp tư nhân thường thấp hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Trong thực tế ta thấy đâu có phải cứ là doanh nghiệp tư nhân thì phải quy mô nhỏ, cứ là công ty thì quy mô và nhu cầu vốn lớn. Như chúng tôi trình bày thì việc pháp luật đưa ra mức vốn điều lệ bắt buộc, nhưng sau đó có thể doanh nghiệp sẽ không sử dụng hết nguồn vốn này, dẫn đến sự lãng phí, mà hậu quả chính doanh nghiệp phải gánh trong khi lỗi không thuộc về họ.

Thứ hai, chúng ta thấy hiện nay thì bản thân doanh nghiệp có thể huy động vốn để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Chúng tôi đã nêu quan điểm như trên ta thấy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, vì vậy, khối tài sản được sử dụng trong kinh doanh có thể là vốn của chủ sở hữu và cũng có thể là vốn vay. Để tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả, ví dụ cụ thể như khi triển khai dự án mới, mở rộng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng những phương thức hợp pháp. Theo đó nên chúng ta không cần thiết phải bắt doanh nghiệp có một lượng vốn lớn khi thành lập.

Hiện nay trên thực tế chúng ta thấy  vẫn có doanh nghiệp nâng mức vốn vay lên trên 50% mà vẫn đạt được hiệu quả sử dụng vốn như mong đợi đó là do doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích của nguồn vốn và sử dụng có kế hoạch. Nhưng từ cấu trúc vốn tối ưu được xác định ứng với những điều kiện riêng của doanh nghiệp, cấu trúc vốn mục tiêu thường được các doanh nghiệp duy trì mức tỷ lệ vốn vay trong độ an toàn mà đa phần doanh nghiệp ứng dụng thấp hơn tỷ lệ vốn sở hữu, có thể là 60% vốn chủ sở hữu và 40% vốn vay. Điều đáng chú ý khác là không phải trong trường hợp nào mức chi phí sử dụng vốn vay thấp cũng mang lại hiệu quả nếu doanh nghiệp vẫn để vốn tự có nhàn rỗi hay chưa tối đa hóa được hiệu dụng của đồng vốn đó. Như vậy, theo những khía cạnh phân tích về bản chất và ý nghĩa của vốn, chúng tôi cho rằng, việc bắt buộc phải có vốn điều lệ để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết, nhưng duy trì quy định về mức vốn tối thiểu là việc làm không mang lại nhiều ích lợi nhất định cho doanh nghiệp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )