Vốn đầu tư cơ bản trong kinh tế nông nghiệp là gì? Hiệu quả của vốn đầu tư cơ bản

Vốn đầu tư cơ bản trong kinh tế nông nghiệp là gì? Hiệu quả của vốn đầu tư cơ bản? Phân biệt nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản?

Hiện nay như chúng ta đã biết có rất nhiều loại vốn đầu tư khác nhau, trong đó nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là các nguồn vốn xây dựng cơ bản. Nhà nước ta cũng trú trọng phát triển các nguồn Vốn đầu tư cơ bản trong kinh tế nông nghiệp. này.

1. Vốn đầu tư cơ bản trong kinh tế nông nghiệp là gì?

Vốn đầu tư cơ bản là tổng hợp các chi phí để tái sản xuất tài sản cố định. Nó nhằm xây dựng những tài sản cố định mới, mở rộng, xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật của tài sản cố định hiện có để hiện đại hoá công cụ sản xuất và áp dụng những quy trình kỹ thuật mới. Chi phí xây dựng cơ bản trong nông nghiệp có thể chia thành ba nhóm: chi phí về xây dựng, chi phí về mua sắm máy móc thiết bị và chí phí xây dựng cơ bản khác.

Vốn đầu tư cơ bản là nguồn gốc chủ yếu để xây dựng vốn cố định. Song giữa vốn đầu tư cơ bản và vốn cố định có sự khác nhau về số lượng và chất lượng. Về số lượng, không phải tất cả vốn đầu tư cơ bản được thực hiện đều phản ánh trong giá trị của vốn cố định. Về mặt chất lượng, vốn cố định là vốn đầu tư cơ bản được sử dụng vào sản xuất. Nghĩa là vốn đầu tư đã được mua sắm máy móc, thiết bị , xây dựng các công trình, vườn cây lâu năm, đàn gia súc cơ bản… còn vốn đầu tư cơ bản mới là vốn cố định tiềm tàng.

Vốn đầu tư cơ bản trong tiếng Anh tạm dịch là: Basic invested capital.

Vốn đầu tư cơ bản là tổng hợp các chi phí để tái sản xuất tài sản cố định. Nó nhằm xây dựng những tài sản cố định mới, mở rộng, xây dựng và hoàn thiện kĩ thuật của tài sản cố định hiện có để hiện đại hoá công cụ sản xuất và áp dụng những qui trình kĩ thuật mới.

Chi phí xây dựng cơ bản trong nông nghiệp có thể chia thành ba nhóm: chi phí về xây dựng, chi phí về mua sắm máy móc thiết bị và chí phí xây dựng cơ bản khác.

Vốn đầu tư cơ bản là nguồn gốc chủ yếu để xây dựng vốn cố định. Song giữa vốn đầu tư cơ bản và vốn cố định có sự khác nhau về số lượng và chất lượng.

Về số lượng, không phải tất cả vốn đầu tư cơ bản được thực hiện đều phản ánh trong giá trị của vốn cố định.

Về mặt chất lượng, vốn cố định là vốn đầu tư cơ bản được sử dụng vào sản xuất. Nghĩa là vốn đầu tư đã được mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng các công trình, vườn cây lâu năm, đàn gia súc cơ bản... còn vốn đầu tư cơ bản mới là vốn cố định tiềm tàng.

Thực hiện đầu tư cơ bản là biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp. Phương hướng đầu tư đúng đắn có tác dụng quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng nhanh khối lượng nông sản, tăng tích luỹ..

Đầu tư vốn cơ bản có thể thực hiện theo hai phương thức: chiều rộng và chiều sâu. Đầu tư vốn theo chiều rộng là đầu tư gắn liền với việc tăng tài sản cố định trên cơ sở trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện có. Đầu tư theo chiều sâu gắn với việc tăng tài sản cố định trên cơ sở áp dụng kĩ thuật mới và hiện đại.

Trước khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bạn cần hiểu được bản chất của khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ đây gọi tắt: XDCB). Cụ thể:
Vốn đầu tư là tài sản tích lũy hoặc huy động được của nhà đầu tư được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời. Hiểu một cách đơn giản là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn sau: – Vốn ngân sách nhà nước – Vốn tín dụng đầu tư – Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế – Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài – Vốn vay nước ngoài bao gồm – Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA) – Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động

2. Hiệu quả của vốn đầu tư cơ bản:

Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phân biệt các nguồn vốn để thực hiện các trình tự, thủ tục về phân bổ nguồn vốn, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo đúng các quy định của nhà nước. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi trao đổi với các đồng nghiệp một số nội dung về thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên cơ sở phân biệt nguồn vốn nhà nước và quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn thường xuyên.

Hiệu quả vốn đầu tư cơ bản được xem xét trên hai mặt: Hiệu quả chung (tuyệt đối) và hiệu quả so sánh. Hiệu quả chung của vốn đầu tư phản ánh quan hệ giữa lượng giá trị sản lượng, tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý với vốn đầu tư cơ bản. Nó còn được xem xét trong phần tăng thêm của giá trị sản lượng, tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý với phần đầu tư bổ sung.

Hiệu quả so sánh phản ánh hiệu quả của phương án này so với phương án khác. Nó có thể tính chung hiệu quả cho cả ngành nông nghiệp, cho từng tiểu ngành trên phạm vi cả nước, từng địa phương, từng xí nghiệp.

– Hiệu quả vốn đầu tư. Hiệu quả vốn đầu tư cơ bản được xem xét trên hai mặt: Hiệu quả chung (tuyệt đối) và hiệu quả so sánh. Hiệu quả chung của vốn đầu tư phản ánh quan hệ giữa lượng giá trị sản lượng, tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý với vốn đầu tư cơ bản. Nó còn được xem xét trong phần tăng thêm của giá trị sản lượng, tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý với phần đầu tư bổ sung. Hiệu quả so sánh phản ánh hiệu quả của phương án này so với phương án khác. Nó có thể tính chung hiệu quả cho cả ngành nông nghiệp, cho từng tiểu ngành trên phạm vi cả nước, từng địa phương, từng xí nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cơ bản trong nông nghiệp có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu dưới đây:

+ Hệ số hiệu quả vốn đầu tư: là quan hệ giữa tổng thu nhập và vốn đầu tư, nghĩa là lượng tổng thu nhập được tạo ra do một đồng vốn đầu tư,

– Giá trị sản lượng tăng bổ sung trên một đơn vị chi phí sản xuất (bao gồm chi phí vật chất và lao động) bổ sung, tính theo công thức.

3. Phân biệt nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản:

Thực hiện các trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, có thể phân chia làm ba loại nguồn vốn nhà nước chủ yếu: Vốn đầu tư công; vốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; vốn chương trình mục tiêu quốc gia quy mô nhỏ.

Đối với vốn đầu tư công gồm: Vốn NSNN, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật (Khoản 22, Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019), trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.

Đối với vốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo Luật Xây dựng năm 2014, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Thông tư 92.

Đối với vốn chương trình mục tiêu quốc gia quy mô nhỏ, trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo Luật Xây dựng năm 2014, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Nghị định số 161/2016/NĐCP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 (Nghị định 161).

Như vậy ta có thể thấy được vai trò của vốn đầu tư kinh doanh cơ bản đối với thị trường hiện nay và nhất là trong kinh tế nông nghiệp chính vi thế nên cần phải thực hiện các biện pháp để phát triển nguồn vốn này.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )