Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Việt Nam nằm ở bán cầu nào? Châu Á nằm ở bán cầu nào?

  • 12/12/202212/12/2022
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    12/12/2022
    Giáo dục
    0

    Việt Nam nằm ở bán cầu nào? Châu Á nằm ở bán cầu nào? Khí hậu, địa hình của khu vực Bắc bán cầu? Dân số Bắc bán cầu? Đặc điểm khí hậu của Việt Nam? Dân số Việt Nam?

      Trái đất được chia thành hai bán cầu là bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Việt Nam ta là một đất nước thuộc châu Á. Vậy Việt Nam nằm ở bán cầu nào? Châu Á nằm ở bán cầu nào? Đặc điểm của chúng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Việt Nam nằm ở bán cầu nào?
      • 2 2. Châu Á nằm ở bán cầu nào?
      • 3 3. Khí hậu của khu vực Bắc bán cầu:
      • 4 4. Dân số Bắc bán cầu:
      • 5 5. Đặc điểm khí hậu của Việt Nam:
      • 6 6. Dân số Việt Nam:

      1. Việt Nam nằm ở bán cầu nào?

      Nhìn trên bản đồ địa lý, lãnh thổ Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương và trung tâm khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc và Tây giáp với Trung Quốc, Campuchia, Lào, còn phí Đông và Nam thì giáp biển, gần các quốc gia Philippin, Malaysia, Brunei… Cụ thể như sau:

      • Điểm cực Bắc thuộc tỉnh Hà Giang với hệ tọa độ là 23°23B, 105°20Đ;
      • Điểm cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau với hệ tọa độ 8°34B, 104°40Đ;
      • Điểm cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên với hệ tọa độ 22°22B, 102°10 Đ;
      • Điểm cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa với hệ tọa độ 12°40 B, 109°24Đ.
      • Hệ tọa độ vùng biển nước ta kéo dài với khoảng 6°50’B và kinh độ 101°Đ đến 117°20’Đ trên Biển Đông.

      Như vậy, với vị trí tọa độ như trên, Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc (hay Bắc bán cầu), khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mậu dịch và gió mùa Châu Á.

      Bán cầu Bắc được hiểu là phần phía Bắc của Trái Đất tính từ đường xích đạo.

      Đường xích đạo là một thuật ngữ địa lý dùng để chỉ đường vĩ tuyến dài nhất trên Trái Đất. Tâm của đường xích đạo trùng với tâm của trái đất, và nó cũng là vòng xoắn có vĩ độ dài nhất trên trái đất, với tổng chiều dài hơn 40.000 km. Đường xích đạo là đường phân chia giữa hai bán cầu Nam và Bắc, đồng thời cũng là vĩ tuyến 0 trên Trái Đất.

      2. Châu Á nằm ở bán cầu nào?

      Châu Á nằm ở Bắc bán cầu, ngoại trừ một phần của Indonesia. Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, là châu lục lớn nhất và đông dân nhất trong bảy lục địa. Châu Á cũng nằm hoàn toàn ở Đông bán cầu.

      Diện tích của Châu Á chiếm 8,7% tổng diện tích bề mặt Trái đất và 30% tổng diện tích đất liền của Trái đất. Châu Á bao gồm 48 quốc gia. Các quốc gia châu Á như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một phần đất đai của họ ở châu Âu.

      Ranh giới giữa châu Á với châu Phi là kênh đào Suez, giáp Châu Âu là dãy núi Ural, sông Ural, Biển Caspi, mạch núi Kavcaz, eo biển Thổ Nhĩ Kì, biển Địa Trung Hải và Biển Đen. Châu lục này kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

      Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương.

      Phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.

      Xem thêm: Phân tích vị trí địa lý Việt Nam? Có thuận lợi và khó khăn gì?

      Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.

      Phía Tây: giáp Châu Âu, châu Phi, biển Địa Trung Hải.

      3. Khí hậu của khu vực Bắc bán cầu:

      Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đều nằm ở Bắc bán cầu. Vậy đặc điểm khí hậu của khu vực này như thế nào?

      Bán cầu Bắc có 39,3% diện tích là lục địa và  60,7% diện tích là đại dương. Vùng đất của Bắc bán cầu bao gồm hầu hết Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và 1 phần Nam Mỹ, 2/3 Châu Phi và 1 phần rất nhỏ của châu Úc. Bởi vậy, khí hậu tại Bắc bán cầu rất đa dạng.

      Mùa đông ở Bắc bán cầu kéo dài từ ngày 21/12 (tức đông chí) đến 20/3 (tức lập xuân). Còn mùa hè tính từ ngày 21/6 (tức hạ chí) đến ngày 21/9 (tức thu phân). Trong khoảng thời gian từ ngày 21/12 đến 20/3, bán cầu bắc nghiêng về phía mặt trời ít hơn, còn khoảng thời gian từ 21/6 đến 21/9 thì nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn. Do đó, khí hậu của Bắc bán cầu được chia thành nhiều thời tiết, khí hậu khác nhau.

      Các khu vực nhiệt đới có xu hướng mưa nhiều trong mùa hè và khô về mùa đông. Các quốc gia, khu vực ở phía Bắc của vòng cực Bắc sẽ có 1 số ngày trong mùa hè mà Mặt Trời không bao giờ lặn và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc.

      Tại Bắc bán cầu thì từ thời điểm đông chí thì Mặt Trời có xu hướng lên cao hơn một chút về phía bắc mỗi ngày và lên cao nhất vào ngày hạ chí. Sau đó lại xuống thấp dần về phía nam và ngày xuống thấp nhất là đông chí.

      Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ mà sẽ có những ngày Mặt trời ở phương bắc của thiên đỉnh và những ngày phía nam thiên đỉnh. Trong những ngày này thì bóng nắng sẽ quy ngược chiều kim đồng hồ.

      Xem thêm: Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý và địa hình của Liên Bang Nga

      4. Dân số Bắc bán cầu:

      Bắc bán cầu là nơi sinh sống của 90% dân số trái đất, còn nam bán cầu chỉ có 10% dân số. Đặc điểm phân bố dân số ở Bắc bán cầu là:

      – Xu hướng phân bố dân cư tập trung ở các vùng ven biển. Dân cư phân bố theo chiều dọc, tập trung ở những nơi tương đối thấp và bằng phẳng, dân cư những vùng núi, cao nguyên thường thưa thớt.

      – Sự phân bố mật độ dân số ở các khu vực khác nhau không đồng đều. Khu vực châu Á gió mùa, đồng bằng châu Âu và phía đông Bắc Mỹ, đứng đầu là Đông Á, Đông Bắc Á và Nam Á, là những nơi có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Vì những nơi này có nhiều thung lũng và đất trũng nên dễ sản xuất lương thực và khí hậu thích hợp cho con người sinh sống.

      – Ở các vùng cực, sa mạc, núi, cao nguyên, rừng mưa nhiệt đới và các nơi khác, dân cư rất thưa thớt do các yếu tố không thích hợp cho con người sinh sống như khí hậu lạnh, khô hạn, địa hình dốc và ẩm ướt.

      – Sự phân bố dân cư có xu hướng tụt hậu đáng kể so với sự phát triển năng suất và sự chuyển dịch ở các trung tâm kinh tế. Nguyên nhân là do sự thay đổi phân bố dân cư phụ thuộc vào tác động tích lũy theo thời gian của tỷ suất gia tăng tự nhiên và tỷ suất di cư thuần.

      5. Đặc điểm khí hậu của Việt Nam:

      Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng. Đặc điểm của kiểu khí hậu này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

      Tính chất nhiệt đới

      Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương

      Xem thêm: So sánh nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

      Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20°C (không tính vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.

      Xuất hiện nhiều nắng, tổng số giờ nắng khác nhau tùy nơi, dao động trong khoảng 1400 – 3000 giờ mỗi năm.

      Tính chất ẩm

      Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 đến 2000mm

      Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% và cân bằng ẩm luôn dương.

      Tính chất gió mùa

      Gió mùa có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

      – Gió mùa mùa đông bao gồm Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc.

      Xem thêm: Gia tăng dân số là gì? Nguyên nhân gia tăng dân số quá nhanh?

      Gió mùa đông bắc có từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta.Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm.Gió mùa Đông Bắc sẽ chỉ hoạt động từng đợt nhất định và khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại.

      Gió Tín phong bán cầu Bắc được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160°B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây chính là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

      – Gió Mùa Mùa Hạ

      Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.

      Vào giữa và cuối mùa hè: Thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. VÌ hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra nguyên nhân mưa lớn vào mùa hạ cho cả 2 miền Bắc và Nam.

      Những đặc điểm về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo nên sự khác nhau rõ rệt giữa ba miền nước ta, cụ thể như sau:

      Miền Bắc: Có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và ít mưa. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Bắc còn xuất hiện thêm cả mùa Xuân và mùa Thu.

      Miền Nam: Thời tiết đặc trưng rõ rệt bởi hai mùa là mùa mưa và mùa khô

      Xem thêm: Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ?

      Miền Trung: Khí hậu cũng được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên mùa mưa sẽ có xu hướng lệch về mùa thu đông hơn.

      Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng: Sự phân hóa của khí hậu theo không gian, theo thời gian và theo địa hình và khu vực.

      6. Dân số Việt Nam:

      Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.279.194 người tính đến ngày 07/12/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới.

      Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

      Mật độ dân số của Việt Nam là 320 người/km2, với 38,05% dân số sống ở thành thị (37.198.539 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi.

        Xem thêm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của đồng bằng sông Hồng

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Địa lý


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Tuổi thọ trung bình là gì? Xếp hạng tuổi thọ bình quân thế giới?

        Tuổi thọ trung bình là gì? Xếp hạng tuổi thọ bình quân thế giới? Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam? Tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc? Hậu quả của việc già hóa dân số?

        Gia tăng dân số là gì? Nguyên nhân gia tăng dân số quá nhanh?

        Gia tăng dân số là gì? Nguyên nhân gia tăng dân số quá nhanh? Dân số là gì? Bùng nổ dân số gây ra những hậu quả gì? Các giải pháp giải quyết bùng nổ dân số?

        Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở các khu vực nào trên thế giới?

        Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở các khu vực nào trên thế giới? Rừng lá kim là gì? Đặc điểm của rừng lá kim? Sự sinh sản của cây lá kim? Tầm quan trọng kinh tế của rừng lá kim? Các loại cây lá kim đẹp đang có mặt tại Việt Nam?

        Khí hậu của đới nóng? Đặc điểm và vị trí phân bố của đới nóng?

        Đới nóng là gì? Đặc điểm của đới nóng? Vị trí phân bố của đới nóng? Các kiểu môi trường của đới nóng? Hoạt động dản xuất ở đới nóng? Dân cư ở môi trường đới nóng?

        Khí hậu Nhật Bản? Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào?

        Khí hậu Nhật Bản như thế nào? Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào? Lịch sử của đất nước Nhật Bản? Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản? Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

        Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý và địa hình của Liên Bang Nga

        Vị trí địa lý và lãnh thổ của Liên bang Nga? Đặc điểm tự nhiên của Liên bang Nga? Khí hậu của Liên bang Nga? Dân cư xã hội - Kinh tế? Tổ chức nhà nước Liên bang Nga?

        Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?

        Khái quát về sự phân hóa Đông-Tây của thiên nhiên đất nước Việt Nam? Đặc điểm vùng núi Đông Bắc? Đặc điểm vùng núi Tây Bắc? Sự khác nhau giữa thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc? Nguyên nhân gây ra sự đối lập giữa thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?

        Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản? Địa hình Nhật Bản chủ yếu là?

        Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản? Địa hình Nhật Bản chủ yếu là? Tổng quan về đất nước Nhật Bản? Điều kiện tự nhiên đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho Nhật Bản? Dân cư Nhật Bản? Tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản?

        Vị trí địa lý và địa hình Nam Á? Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á?

        Vị trí địa lý của Nam Á? Địa hình khu vực Nam Á? Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á? Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Nam Á? Đặc điểm của một số quốc gia khu vực Nam Á?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ