Viết bài nghị luận về câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng có nhiều ý nghĩa và bài học sâu sắc. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn bài viết phân tích tác phẩm này. 

1. Dàn ý phân tích truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:

1.1. Mở bài:

Giới thiệu về câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Bằng nội dung sâu sắc, ý nghĩa mà tác phẩm gửi gắm đến người đọc đã giúp chúng ta học hỏi và rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu cho bản thân. 

1.2. Thân bài:

- Tóm tắt nội dung tác phẩm ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng: 

Có một con ếch sinh sống ở dưới giếng sâu. Vì thế, hàng ngày nó chỉ có thể bắt gặp những sinh vật yếu ớt, nhỏ bé. Mỗi khi ếch kêu lên, các loài vật nhỏ bé, yếu ớt trong giếng đều tỏ ra sợ hãi, run sợ. Nhìn lên bầu trời qua miệng giếng, ếch tưởng rằng bầu trời chỉ nhỏ như một cái vung.  Nó thấy mình oai hùng như một vị vua của thế giới. Cho đến một ngày, mưa to xối xả, nước trong giếng dâng lên và ếch ta theo đó được đưa ra bên ngoài. Nó quen thói cũ kiêu căng, ngạo mạn nên đi nghênh ngang không để ý xung quanh. Ếch đưa cặp mắt lên liếc nhìn bầu trời xanh mà không chịu ngó nhìn xung quanh nên đã bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp rồi chết.

- Hình ảnh khi ếch còn ở dưới đáy giếng, kiêu căng, ngạo mạn và bài học được rút ra: 

+ Khi còn dưới đáy giếng: Coi bầy trời chỉ nhỏ bé bằng cái vung, ngạo mạn, huênh hoang, không coi ai ra gì, tự cho mình là số một, tỏ vẻ coi thường mọi thứ xung quanh. 

+ Bài học rút ra: Châm biếm những người huênh hoang, ngạo mạn; tự cao tự đại, coi thường và không để tâm những người xung quanh.

- Hình ảnh khi ếch được nước dâng lên đưa ra khỏi giếng và bài học rút ra:

+ Khi ra khỏi giếng: Ngạc nhiên, bất ngờ khi mọi thứ không giống trong giếng, khác với những điều vẫn nhìn thấy hằng ngày, vẫn giữ thói coi mình là chúa tể như khi còn ở dưới giếng

+ Bài học: Hãy chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá thế giới; cũng cần phải khiêm tốn, không kiêu căng, ngạo mạn; bên cạnh đó cũng cần có sự tu luyện chỉ về kiến thức mà còn cả đạo đức.

- Hình ảnh ếch bị con trâu đi qua dẫm chết và bài học rút ra:

+ Kết thúc của việc huênh hoang, kiêu căng, không coi ai ra gì: “Chết bẹp dí dưới chân trâu”

+ Bài học: Cần thay đổi từ nhận thức đến hành động, rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực để tránh những hậu quả tiêu cực xảy ra.

1.3. Kết bài:

Cảm nghĩ về ý nghĩa, bài học mà câu chuyện ngụ ngôn này mang lại: Với những bài học mà câu chuyện muốn gửi gắm, ông cha ta mong muốn những thế hệ con cháu sau này có thể hiểu được ý nghĩa và bài học mà câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, từ đó góp phần xây dựng và duy trì một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, yên vui. 

2. Bài nghị luận về câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng siêu hay:

Bằng nội dung sâu sắc, ý nghĩa mà tác phẩm ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng gửi gắm đến người đọc đã giúp chúng ta học hỏi và rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu cho bản thân. 

Tác phẩm ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng kể về một con ếch sinh sống ở dưới giếng sâu. Vì thế, hàng ngày nó chỉ có thể bắt gặp những sinh vật yếu ớt, nhỏ bé. Mỗi khi ếch kêu lên, các loài vật nhỏ bé, yếu ớt trong giếng đều tỏ ra sợ hãi, run sợ. Nhìn lên bầu trời qua miệng giếng, ếch tưởng rằng bầu trời chỉ nhỏ như một cái vung.  Nó thấy mình oai hùng như một vị vua của thế giới. Cho đến một ngày, mưa to xối xả, nước trong giếng dâng lên và ếch ta theo đó được đưa ra bên ngoài. Nó quen thói cũ kiêu căng, ngạo mạn nên đi nghênh ngang không để ý xung quanh. Ếch đưa cặp mắt lên liếc nhìn bầu trời xanh mà không chịu ngó nhìn xung quanh nên đã bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp rồi chết. Khi còn dưới đáy giếng, con ếch coi bầu trời chỉ nhỏ bé bằng cái vung, ngạo mạn, huênh hoang, không coi ai ra gì, tự cho mình là số một, tỏ vẻ coi thường mọi thứ xung quanh. Từ đó, ta rút ra được bài học quý giá cho bản thân: câu chuyện châm biếm những người huênh hoang, ngạo mạn; tự cao tự đại, coi thường và không để tâm những người xung quanh. Khi mưa to gió lớn, nước mưa dâng lên đưa ếch ra khỏi giếng, ếch cảm thấy ngạc nhiên, bất ngờ khi mọi thứ không giống trong giếng, khác với những điều vẫn nhìn thấy hằng ngày, vẫn giữ thói coi mình là chúa tể như khi còn ở dưới giếng. Đây là một chi tiết rất có ý nghĩa mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ sau này, rằng: Hãy chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá thế giới; cũng cần phải khiêm tốn, không kiêu căng, ngạo mạn; bên cạnh đó cũng cần có sự tu luyện chỉ về kiến thức mà còn cả đạo đức. Kết thúc của việc huênh hoang, kiêu căng, không coi ai ra gì chính là con ếch đã chết bẹp dí dưới chân một con trâu đang đi qua. Đây là kết quả cho những kẻ huênh hoang, tự đắc, tự cho mình là chúa tể, coi trời bằng vung. Để tránh những trường hợp xấu như vậy xảy ra, ta cần thay đổi từ nhận thức đến hành động, rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực. 

Với những bài học mà câu chuyện muốn gửi gắm, ông cha ta mong muốn những thế hệ con cháu sau này có thể hiểu được ý nghĩa và bài học mà câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, từ đó góp phần xây dựng và duy trì một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, yên vui.

3. Bài nghị luận về câu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng chọn lọc:

Truyện ngụ ngôn là thể loại văn học vô cùng đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” với hình ảnh chú ếch ở những địa điểm khác nhau, trải qua những diễn biến hài hước mà vô cùng ý nghĩa, đã để lại trong lòng người đọc nhiều chiêm nghiệm và bài học quý giá không giống nhau.

Truyền kể rằng: ngày xưa, có một con ếch sinh sống ở dưới giếng sâu. Vì thế, hàng ngày nó chỉ có thể bắt gặp những sinh vật yếu ớt, nhỏ bé. Mỗi khi ếch kêu lên, các loài vật nhỏ bé, yếu ớt trong giếng đều tỏ ra sợ hãi, run sợ. Nhìn lên bầu trời qua miệng giếng, ếch tưởng rằng bầu trời chỉ nhỏ như một cái vung.  Nó thấy mình oai hùng như một vị vua của thế giới. Cho đến một ngày, mưa to xối xả, nước trong giếng dâng lên và ếch ta theo đó được đưa ra bên ngoài. Nó quen thói cũ kiêu căng, ngạo mạn nên đi nghênh ngang không để ý xung quanh. Ếch đưa cặp mắt lên liếc nhìn bầu trời xanh mà không chịu ngó nhìn xung quanh nên đã bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp rồi chết. Trước hết, ta có thể thấy được hình ảnh khi ếch còn ở dưới đáy giếng, kiêu căng, ngạo mạn, cụ thể ếch ta coi bầu trời chỉ nhỏ bé bằng cái vung, ngạo mạn, huênh hoang, không coi ai ra gì, tự cho mình là số một, tỏ vẻ coi thường mọi thứ xung quanh. Từ chi tiết đặc sắc này, ta rút ra được bài học quý báu cho mình: không nên huênh hoang, ngạo mạn; tự cao tự đại, coi thường và không để tâm những người xung quanh. Tiếp theo là hình ảnh khi ếch được nước dâng lên đưa ra khỏi giếng - nhưng vẫn giữ thói kiêu căng, ngạo mạn, không coi ai ra gì. Từ tình tiết này, cha ông ta muốn gửi đến con cháu bài học: Hãy chăm chỉ học tập, tìm hiểu, khám phá thế giới; cũng cần phải khiêm tốn, không kiêu căng, ngạo mạn; bên cạnh đó cũng cần có sự tu luyện chỉ về kiến thức mà còn cả đạo đức. Cuối cùng, một thông điệp quan trọng khác mà người đọc có thể rút ra từ hình ảnh cuối cùng của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng: số phận của con ếch là bị chết bẹp dí dưới chân con trâu vì mải mê hếch mặt lên trời, không chú ý quan sát. Hình ảnh sâu sắc và đầy ý nghĩa này nhắc nhở chúng ta rằng: Cần thay đổi từ nhận thức đến hành động, rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực để tránh những hậu quả tiêu cực xảy ra.

Từ câu chuyện về thói quen nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng đi cùng sự thiếu hiểu biết khi cho rằng ta đây là chúa tể nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã khéo léo phê phán những kẻ kém hiểu biết mà kiêu căng, ngạo mạn, huênh hoang, không coi ai ra gì. Từ đó, người xưa cũng muốn khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng trau dồi tri thức của mình, rèn luyện đạo đức và lối sống, không được chủ quan, ngạo mạn. Với những bài học mà câu chuyện muốn gửi gắm, ông cha ta mong muốn những thế hệ con cháu sau này có thể hiểu được ý nghĩa và bài học mà câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, từ đó góp phần xây dựng và duy trì một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, yên vui.

 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )