Viện Nghiên cứu Thương mại là gì? Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Tìm hiểu về Viện Nghiên cứu Thương mại? Tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Thương mại?

Bộ Công thương là cơ quan trọng yếu của Nhà nước được tạo lập để nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại. Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương cũng được quy định rất cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Mỗi tổ chức thuộc Bộ Công thương đều có những chức năng và nhiệm vụ quan trọng đối với các lĩnh vực của xã hội. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến Viện Nghiên cứu Thương mại. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về Viện Nghiên cứu Thương mại:

Trước hết chúng ta hiểu về Bộ Công thương như sau:

Bộ Công Thương là cơ quan có ý nghĩa quan trọng của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Công Thương được lập ra và có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại. Trong đó:

– Ta hiểu về công nghiệp như sau:

Ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động cụ thể như là: Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào. Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp. Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng.

Như vậy, ta nhận thấy, tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa được nêu cụ thể bên trên không kể quy mô, hình thức như thế nào, không kể với loại công cụ lao động gì, hoặc bằng cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào ngành công nghiệp.

– Thương mại được hiểu là toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trên thị trường, đây là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

Khái niệm và nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Thương mại:

Viện Nghiên cứu Thương mại được hiểu là tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương. Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển thương mại và thị trường.

– Ta hiểu về khoa học và công nghệ như sau:

Khoa học được hiểu là toàn bộ hệ thống quy luật mang tính khách quan của vật chất và xã hội tư duy. Những quy luật này đã được các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ càng để từ đó sắp xếp lại thành dữ liệu nhằm giải thích cách thức hoạt động và sự tồn tại của một hiện tượng, sự vật nào đó. Những tri thức về quy luật khách quan đó của thế giới giúp con người có thể dùng chúng để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống hay là vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

Nói chung lại thì khoa học là những cái gì đó đã được nghiên cứu kỹ và có bằng chứng xác thực qua một quá trình vận dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan làm phong phú thêm các tri thức khoa học, đưa ra các câu trả lời để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 của Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định về khoa học và công nghệ với nội dung cụ thể như sau:

“Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.”

“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”

Chính vì thế chúng ta thường hay nghe nhắc đến cụm từ liên quan đến khoa học công nghệ cụ thể như dây chuyền, quy trình công nghệ, các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên ngày nay số lượng các công nghệ hiện đại ngày càng phát triển và nhiều đến mức khó thống kê được vì vậy việc đưa ra định nghĩa về công nghệ sẽ phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà từ đó sẽ có những quan điểm khái quát về công nghệ chính xác.

Tuy nhiên, theo một cách hiểu chung và thống nhất mà tác giả tổng hợp được thì khoa học công nghệ chính là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống xã hội, tự nhiên… cũng từ đó hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Không thể phủ nhận, khoa học công nghệ đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người hiện nay. Ta có thể kể đến các vai trò cơ bản sau đây:

+ Khoa học công nghệ giúp tạo ra các công cụ sản xuất, phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao năng suất lao động của con người, mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

+ Khoa học công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Khoa học công nghệ làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.

+ Khoa học công nghệ là công cụ mạnh trong việc phát triển con người.

– Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thương mại và thị trường; quan hệ thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; đào tạo, tư vấn và thông tin khoa học về thương mại, thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật. Trong đó:

+ Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ,… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, các chủ thể là người bán là người trực tiếp cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua cũng sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó với hàng hoá, của cải của người bán.

+ Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng, trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà sẽ không cần thông qua các phương tiện thanh toán.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.

Ta nhận thấy rằng, Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, Viện Nghiên cứu Thương mại có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và Viện Nghiên cứu Thương mại sẽ sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu Thương mại sẽ do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.

Viện Nghiên cứu Thương mại trong tiếng Anh gọi là gì?

Viện Nghiên cứu Thương mại trong tiếng Anh gọi là: Vietnam Institute of Trade Research – VIT.

2. Tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Thương mại:

Tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Thương mại bao gồm:

– Văn phòng.

– Ban Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại.

– Ban Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại.

– Ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường.

– Ban Nghiên cứu môi trường và phát triển thương mại bền vững.

– Phòng Quản lí khoa học và Đào tạo.

– Phòng Thông tin – Thư viện.

– Tạp chí Nghiên cứu Thương mại.

– Trung tâm Tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại.

– Chi nhánh Viện Nghiên cứu thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Trung tâm Tham vấn về WTO.

Trung tâm Tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại và Chi nhánh Viện Nghiên cứu thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị thuộc Viện do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Viện trưởng.

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thương mại:

– Viện Nghiên cứu Thương mại có:

+ Hội đồng quản lí Viện.

Việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lí Viện do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể.

+ Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.

Viện trưởng, các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật theo quy định của pháp luật.

– Viện trưởng có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành: điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện; quy chế hoạt động của Hội đồng quản lí Viện.

– Viện trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại.

– Viện trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện; Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )