Viêm họng cấp là gì? Điều trị và chăm sóc tại nhà như thế nào?

Một bệnh trên thực tế rất nhiều người gặp phải đó chính là viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng gặp nhiều nhất ở thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây bệnh là các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm, nuốt đau, sốt cao, rát họng,..

1. Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp là hiện tượng viêm của tổ chức niêm mạc nằm ở phần sau của cổ họng. Triệu chứng thường gặp là đau họng. Ngoài ra viêm họng còn gây ra các triệu chứng như ngứa họng hoặc nuốt vướng, nuốt đau. Cả 2 loại viêm họng do virus và vi khuẩn đều có thể lây truyền được từ người này sang người khác. Yếu tố gây bệnh viêm họng thường có xu hướng sống ở vùng mũi và họng.

Các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, cấp tính và dễ nhận biết hơn so với viêm họng mạn. Dưới đây là những triệu chứng của cả 2 loại viêm họng cấp là viêm họng đỏ và viêm họng trắng (viêm họng do liên cầu khuẩn) mà bạn cần phân biệt:

2. Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp:

Khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi, họ sẽ giải phóng ra những “giọt tiết” có kích thước rất nhỏ chứa vi khuẩn hoặc virus vào trong không khí. Người bình thường có thể nhiễm bệnh do: + Hít phải những giọt tiết này + Chạm vào những đồ vật bị lây nhiễm những giọt tiết này như tay nắm cửa rồi chạm lên mặt hoặc môi. + Ít gặp trường hợp bệnh lây lan qua đường thức ăn hoặc rau sống có nhiễm mầm bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng viêm họng. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp chúng ta có thể chủ động hơn khi muốn chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh. Viêm họng do nhiễm trùng Nhiễm trùng chính là nguyên nhân dẫn đến viêm họng cấp tính. Tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng chính là virus và một số loại vi khuẩn. Dị ứng Dị ứng cũng là một trong số những tác nhân gây ra viêm họng. Khi bị dị ứng, bệnh nhân không những bị viêm họng mà còn làm khởi phát những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm kết mạc dị ứng… Theo đó, những tác nhân gây dị ứng có thể kể đến là dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng thức ăn… Một số nguyên nhân khác + Do sự tác động của các yếu tố kích thích: Viêm họng mãn tính do sống trong môi trường bị ô nhiễm, hít phải khí độc, hóa chất hay uống rượu, sử dụng thuốc lá trong một khoảng thời gian dài. + Do ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác: Điển hình như polyp mũi, trào ngược dạ dày, thực quản, dị hình vách ngăn, suy gan, tiểu đường, viêm xoang sau… Ngoài các tác nhân trực tiếp gây bệnh như trên, một số đối tượng có nguy cơ cao bị viêm họng phải kể đến như: + Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi. + Người mắc những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp mãn tính. + Người bị suy giảm hệ miễn dịch. + Người sống trong môi trường bị ô nhiễm. + Người có cơ địa dễ bị dị ứng. + Người luôn phải giao tiếp nhiều.

Viêm họng cấp Tiếng Anh là " Sore throat".

3. Điều trị và chăm sóc tại nhà như thế nào? 

Họng bao gồm cổ họng và thanh quản. Bên trong họng chứa nhiều mạch máu, dây thanh âm, hạch amidan và các cơ hầu. Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng. Đi kèm với tình trạng này là cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Nếu điều trị đúng cách, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 tuần.

Bệnh viêm họng cấp tính được chia làm 2 loại chính:

Viêm họng đỏ: chiếm phần lớn các trường hợp viêm họng cấp. Nguyên nhân gây ra thể bệnh này là do các loại virus hoặc vi khuẩn sống trong khoang miệng gây nên. Khi bị viêm họng đỏ, toàn bộ phần niêm mạc họng phía trong có màu đỏ tươi, sưng và phù nề.

Viêm họng trắng: do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Viêm họng trắng thường nguy hiểm hơn viêm họng đỏ do để lại những biến chứng nặng nề như thấp tim, viêm cầu thận,… Viêm họng trắng khiến niêm mạc họng và amidan xuất hiện các giả mạc màu trắng, làm cho người bệnh có cảm giác đau rát và khó chịu.

Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể là một trong số ít nguyên nhân gây ra viêm họng cấp, phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng do liên cầu nhóm A gây ra. Ngoài ra, một số ít các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm họng cấp là viêm Amidan, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu hay Chlamydia.

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn,… nó sẽ tiết ra các hoạt chất gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi hoặc gây kích ứng cổ họng. Chất nhầy dư thừa ở mũi có thể xuống dưới cổ họng, hiện tượng này còn được gọi là chảy dịch mũi sau và khiến cổ họng sưng viêm, khó chịu.

Bệnh viêm họng cấp có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, trong đó chủ yếu là ở trẻ em do sức đề kháng kém hơn. Nhìn chung, đây là một căn bệnh không quá nghiêm trọng nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị dứt điểm, tình trạng bội nhiễm có thể xảy ra và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

 Đa số các trường hợp người bệnh bị viêm họng đều có xu hướng tiến triển tốt, thời gian bị viêm họng chỉ kéo dài trong khoảng 7 ngày. Trong trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng tốt và chủ động trong việc điều trị thì các triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm nhanh và không bị phát sinh thêm các biến chứng. Nếu viêm họng xảy ra là do hoạt động của vi khuẩn, bệnh sẽ gây ra những biến chứng như:

+ Viêm phế quản.

+ Viêm mũi.

+ Viêm tai.

+ Viêm tấy xung quanh amidan.

+ Viêm cầu thận.

+ Viêm hạch mủ.

+ Nhiễm trùng huyết.

+ Viêm xoang.

+ Viêm thanh quản.

So với viêm họng cấp tính thì triệu chứng của viêm họng mãn tính thường tiến triển chậm hơn. Tuy vậy, bệnh nhân cần phải kết hợp điều trị giữa căn nguyên gây bệnh và các triệu chứng bệnh. Viêm họng mãn tính nếu không được chủ động điều trị sẽ gây ra những biến chứng sau:

+ Viêm phế quản mãn tính.

+ Viêm thanh quản mãn tính.

+ Áp xe Amidan.

+ Viêm Amidan cấp tính.

+ Cơ thể bị suy nhược.

+ Suy nhược thần kinh.

Việc điều trị đối với các trường hợp viêm họng cấp phụ thuộc vào nguyên nhân:

Đối với trường hợp do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống, như là amoxicillin hoặc penicillin. Mục đích của việc dùng kháng sinh là để ngăn ngừa những biến chứng như là viêm khớp do thấp hoặc các biến chứng tại thận. Điều quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải dùng đủ liều để ngăn ngừa tái phát của bệnh và để tránh sự đề kháng kháng sinh.

Viêm họng do virus thì không đáp ứng với kháng sinh nhưng bệnh có thể tự phục hồi do hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên các loại thuốc điều trị triệu chứng như paracetamol hoặc ibuprofen, có thể giúp giảm đau và sốt.

4. Các biện pháp chăm sóc tại nhà hiệu quả:

+ Uống đủ nước.

+ Nghỉ ngơi đầy đủ

+ Ngậm các loại thuốc giảm đau họng.

+ Súc họng nước muối ấm.

+ Ăn nhiều cam, chanh hoặc các loại hoa quả giàu vitamin.

Mùa lạnh đang đến gần, các bậc phụ huynh cần bảo vệ chính mình và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm họng cấp bằng các cách sau:

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị các bệnh viêm đường hô hấp trên

+ Bỏ thuốc lá và rượu bia, tránh ăn thức ăn muối, sống, lên men

+ Nâng cao mức sống để tăng sức đề kháng cơ thể, tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm

+ Phòng hộ lao động tốt, chống bụi, chống nóng, vệ sinh răng miệng tốt

+ Điều trị tích cực các bệnh mũi xoang, viêm họng, viêm amiđan, VA bệnh nhân đang mắc mạn tính

+ Đối với trẻ nhỏ cần giữ ấm vùng hầu họng khi thời tiết trở lạnh, không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng, rửa tay thường xuyên với xà phòng, vệ sinh ăn uống, tạo môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát cho trẻ. Tiêm phòng cảm cúm cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động bảo vệ khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Phần lớn các trường hợp bị viêm họng cấp đều đáp ứng tốt với điều trị, thời gian viêm họng chỉ kéo dài vài ngày. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và chủ động trong điều trị thì các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nhanh và không để lại biến chứng.

Tuy nhiên, nếu viêm họng cấp không được điều trị trong vòng từ 7 – 10 ngày thì rất dễ phát sinh biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm amidan, viêm phế quản,… Nếu nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, gây khó khăn cho việc điều trị và tốn kém chi phí cho bệnh nhân.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )