Viêm họng amidan là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?

Viêm họng amidan là một thuật ngữ khá quen thuộc. Viêm amidan thực chất được biết đến là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh vêm amidan thường sẽ tái lại nhiều lần và bệnh này cũng rất dễ gây biến chứng. Viêm họng amidan là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng amidan?

1. Viêm họng amidan là gì?

Ta hiểu về viêm amidan như sau:

Amidan được xem là một bộ phận bảo vệ hệ hô hấp: vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm, gây tổn thương đến hệ hô hấp vừa sản sinh miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, bởi vì amidan chính là lớp chắn đầu tiên nên bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và virus. Và, khi có quá nhiều sự tấn công từ tác nhân gây hại, amidan bị suy yếu, dễ rơi vào tình trạng sưng và viêm.

Amidan được hiểu cơ bản chính là tổ chức lympho phía sau cổ họng, cấu tạo đặc thù có nhiều khe, hốc nhỏ nên vô tình trở thành nơi lưu trú của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, Việt Nam với đặc điểm khí hậu nóng ẩm càng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Điều này thực chất cũng sẽ lý giải cho tình trạng nhiều người bị viêm amidan tái lại nhiều lần trong năm.

Ngoài ra, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ và người già suy giảm càng tạo cơ hội để virus và vi khuẩn tấn công. Vì thế, đây là nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.

Amidan còn được biết đến là khu vực sản xuất kháng thể IgG và là hàng rào miễn dịch đặc hiệu cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, amidan lại suy giảm khả năng hoạt động.

Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, amidan hoạt động như một bộ lọc, bảo vệ cơ thể và hệ thống mũi họng khỏi những tác nhân gây hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần dẫn đến nguy cơ mắc các hội chứng nguy hiểm như áp xe phúc mạc, ngừng thở khi ngủ… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.

Các triệu chứng viêm amidan:

Biểu hiện của viêm amidan về cơ bản đó chính là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ có thể cảm thấy khó thở bằng miệng. Theo đó, các dấu hiệu viêm amidan bao gồm:

– Đau cổ họng.

– Amidan sưng đỏ.

– Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng.

– Xuất hiện vết phồng rộp hoặc vết loét đau rát trên cổ họng.

– Đau đầu.

– Ăn mất ngon.

– Đau tai.

– Khó nuốt.

– Sưng hạch ở cổ hoặc hàm.

– Sốt và ớn lạnh.

– Hôi miệng.

– Giọng nói khó nghe hoặc nghẹt thở.

– Cổ cứng.

Đối với trẻ em, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:

– Bụng khó chịu.

– Nôn mửa.

– Đau bụng.

– Chảy nước dãi

– Biếng ăn.

Viêm họng amidan được xem là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thực tế, trẻ nào cũng có thể bị viêm họng amidan ít nhất một lần trong đời.

Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày được gọi là viêm amidan cấp tính. Tình trạng viêm họng amidan tái phát nhiều lần trong năm được xem là viêm amidan mãn tính.

2. Nguyên nhân gây viêm amidan:

Theo các chuyên gia thì ở người lớn nguyên nhân gây viêm amidan do hệ miễn dịch suy giảm dễ bị các yếu tố bất lợi như vi khuẩn (Streptococcal…), virus (cúm, Parainfluenza, herpes simplex, Epstein-Barr…) tấn công. Ngoài ra, việc các chủ thể sử dụng rượu bia, thuốc lá gia tăng cũng khiến tình trạng viêm amidan ở người lớn tăng cao.

Những yếu tố như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, ô nhiễm môi trường, khói bụi độc hại; người bệnh có tiền sử mắc các bệnh viêm VA, viêm xoang, viêm răng… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Theo đó, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm là:

– Đã từng mắc các bệnh đường hô hấp hay các bệnh truyền nhiễm như ho gà, sởi… là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm.

– Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm.

– Có dị tật ở cổ họng hay amidan là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm.

– Môi trường ô nhiễm (khói bụi, vệ sinh không kỹ…) là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm.

– Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc sản phẩm đông lạnh (như kem, đá…) là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm.

– Thời tiết thay đổi đột ngột là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng amidan bị viêm.

Viêm amidan thực tế sẽ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến đường thở như viêm mũi, viêm xoang… Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh dễ tái phát, dẫn đến tình trạng mãn tính.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng là nhóm có nguy cơ cao bởi vì các nguyên nhân sau:

– Trẻ thường bị viêm amidan do vi khuẩn, thường gặp nhất ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi.

– Trẻ trong độ tuổi đi học thường tiếp xúc gần với bạn bè trong trường lớp, rất dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm amidan.

3. Phương pháp điều trị viêm amidan:

Có rất nhiều phương pháp điều trị, chữa viêm amidan cụ thể như các phương pháp sau:

– Điều trị nội khoa (dùng thuốc…) là một phương pháp điều trị, chữa viêm amidan:

Nếu các chủ thể xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Điều này giúp ngăn tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thậm chí, nguy cơ cao sẽ bị sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng nếu không tuân theo liều dùng của bác sĩ.

– Áp dụng các bài thuốc dân gian:

Một số bài thuốc dân gian giúp làm giảm triệu chứng, nhanh hồi phục:

+ Súc miệng với nước muối: Thực hiện súc miệng ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với cổ họng và amidan. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

+ Súc miệng bằng nước ép hành: Nguyên liệu: một củ hành, một ly nước ấm. Hành bóc vỏ, rửa sạch và ép lấy nước. Pha nước ép hành vào ly cốc nước ấm. Khuấy đều. Súc miệng cùng hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày.

+ Gừng và mật ong: Nguyên liệu: mật ong và 2 củ gừng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, giã dập hoặc cắt thành lát rồi cho vào chén. Đổ mật ong vào để ngâm. Mỗi ngày, bạn ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.

– Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật):

Sau tất cả các giải pháp được nêu bên trên, phẫu thuật cắt bỏ amidan được đánh giá là giải pháp tối ưu để điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan.

Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như: Khó thở khi ngủ; Thở khó khăn; Khó nuốt; Áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh.

Thực tế thì viêm amidan là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến thăm khám để được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm trong vùng hầu họng, cải thiện sức khỏe và hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

4. Các phòng ngừa viêm amidan:

Cách phòng ngừa viêm amidan đối với trẻ em:

Ngoài việc đưa trẻ đi khám khi những dấu hiệu viêm amidan xuất hiện, phối hợp điều trị với bác sĩ, cha mẹ còn cần phải chăm sóc trẻ đúng cách:

– Cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho trẻ, bao gồm: trái cây (dâu tây, các loại quả mọng…), rau xanh (bông cải xanh, rau bina và cà rốt) và các loại vitamin (vitamin C, E, A) làm giảm tình trạng viêm, khó thở ở trẻ.

– Cha mẹ cần nhắc trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để vệ sinh họng, miệng cho trẻ

– Cha mẹ cần giữ gìn phòng ốc, khu vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ

– Cha mẹ cần nhắc trẻ uống nhiều nước (gồm nước trái cây) để bù nước cho cơ thể do sốt, đồng thời giảm tình trạng viêm, khô họng

– Cha mẹ cần phải để trẻ tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định và liệu trình của bác sĩ, tránh viêm amidan tái phát gây nhiều biến chứng không mong muốn.

Cách phòng ngừa viêm amidan đối với người lớn:

Bệnh viêm amidan rất dễ tái phát, nhất là gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, người lớn có tiền sử mắc các bệnh hô hấp hay thường xuyên hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Chính bởi vì thế, mỗi người cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình bằng những biện pháp sau:

– Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Uống nhiều nước.

– Sử dụng thức ăn mềm nếu cảm thấy đau khi nuốt.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.

– Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm, thức uống khiến tình trạng tổn thương vùng họng thêm nặng như thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, thức uống quá lạnh,…

– Tránh các chất kích thích không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng vùng họng như thuốc lá, nước uống có gas, cà phê,…

– Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm.

– Hạn chế nói to, nói nhiều tránh những tổn thương đến họng.

– Giữ ấm vùng họng khi thời tiết thay đổi.

– Sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học (tăng cường thu nạp các dưỡng chất giàu vitamin, rau củ quả, khoáng chất,…) nhằm tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

– Tăng cường việc luyện tập thể thao, duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng.

5 / 5 ( 1 bình chọn )